
Cấu hình và thông số mẫu Microsoft Surface Pro 9 và Microsoft Surface Laptop 5
Các bạn chắc hẵn đang vô cùng phấn khích với sự xuất hiện sắp tới của những mẫu Surface Laptop 5 và Microsoft Surface pro 9 của Microsoft. Trước không...
Xem thêmBàn phím máy tính hay Keyboard là thứ không thể thiếu khi bạn sử dụng máy tính. Cho dù những năm gần đây, sự ra đời của bàn phím ảo trên nền cảm ứng trực tiếp thì chẳng ai muốn chơi game hay gõ văn bản khi mà không có một bàn phím cứng ngon lành cả.
Và cho dù dùng cảm ứng hay không, bàn phím ảo hay thật thì sự tồn tại của nó vẫn là tối quan trọng trong một giao diện bất kỳ nói chung và máy tính nói riêng. Có thể nói bàn phím máy tính là một trong những phát minh đóng góp vào sự phát triển của văn minh loài người. Nó thay đổi hoàn toàn cách thức sản xuất văn bản, tài liệu so với việc viết tay. Và cho đến nay, dù là PC hay laptop, macbook hay dell , cứng hay cảm ứng thì bàn phím đều có chung 1 định dạng thường được gọi là QWERTY.
Và có bao giờ bạn đặt những câu hỏi về cách sắp xếp bàn phím tại sao lại như bây giờ ? Sắp xếp QWERTY như hiện tại sẽ giúp bạn gõ nhanh nhất hay có lý do nào khác ?
Có bao nhiêu loại bàn phím đã ra đời trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của nó ? Hay đơn giản ai là người phát minh ra bàn phím QWERTY ?
Tại nội dung này Lapcity sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về bàn phím máy tính nhé !
Bàn phím máy tính hay Keyboard là thiết bị ra đời cùng với máy tính. Đóng vai trò là giao diện nhập văn bản để nhập văn bản và số vào trình soạn thảo văn bản, trình soạn thảo text hoặc bất kỳ chương trình nào khác.
Cơ chế nhập liệu của bàn phím máy tính dựa trên thao tác của người dùng mỗi lần ấn vào 1 ký tự riêng biệt trên bàn phím của mình. Việc giải thích các phím bấm thể hiện thành ký tự sẽ được phần mềm điều khiển trong thiết bị xử lý và báo cáo đầy đủ tất cả các lần ấn phím. Điều này giải thích tại sao hiếm hoi có trường hợp khi bạn ấn phím mà trên màn hình không hiển thị, lỗi thường từ bàn phím của bạn hỏng. Nhưng đôi khi có thể là do phần mềm điều khiển nhận diện ký tự bị lỗi.
Trong máy tính hiện đại về sau, các tổ hợp phím mang đến những chức năng khác như là ra lệnh cho hệ điều hành ( Ctrl + Alt + Del) , thao tác đặc biệt dành riêng cho thiết bị đó. Ví dụ chụp màn hình, tăng giảm âm thanh, độ sáng, tắt bật chức năng nào đó…
Cuối những năm 1860, nhà phát minh Christopher Latham Sholes 1 nhà báo kiêm thợ in tại Milwaukee, Wisconsin , Hoa Kỳ đã sáng tạo ra thiết bị tối quan trọng của máy tính và nhiều thiết bị khác này. Lúc đó ông sắp xếp tất cả ký tự theo đúng bảng chữ cái tiếng anh ( ABCDE). Từng phím được lắp đặt trên 1 thanh kim loại liên kết với đầu in, khi ấn phím nào thì chữ đó sẽ được in trên giấy.
Xin lưu ý là lúc này thiết bị bàn phím này là gắn với máy đánh chữ chứ không phải dành cho máy tính chúng ta biết.
Nếu bạn nào nghĩ rằng cách sắp xếp này nghe có vẻ khó đánh thì là do bạn suy nghĩ với bộ ký tự của người Việt Nam. Còn với người Mỹ thì cách sắp xếp này sẽ dễ dàng hơn khi viết lách. Và chính vì dễ dàng làm quen cũng tức là nhanh chóng nhiều người có tốc độ gõ chữ hơn cả xe công thức 1.
Điều này dẫn tới trên cùng 1 thanh kim loại chứa các kỹ tự nằm gần nhau, được gõ nhiều lần liên tục sẽ bị vướng vào nhau. Tất nhiên là sẽ mất công gỡ nó ra, bạn đã bao giờ gặp kiểu bản phím hơi cũ 1 tý ấn 1 phím thì phím bên cạnh kẹt luôn hoặc chính phím đó kẹt chưa. Tương tự kiểu như vậy, và hơn nữa vì đang dùng máy đánh chữ nên thường sẽ làm bẩn luôn tờ giấy.
Nếu xem phim hay còn giữ 1 số cuốn sách cổ được sản xuất bằng cách gõ máy đánh chữ, không khó để bạn tìm thấy những vết nhơ cạnh các chữ đâu. Vì dùng bàn phím xếp thế nào mà gõ nhanh quá cũng có thể xảy ra hiện tượng này chỉ là ít – nhiều thôi. Không những bất tiện mà nhiều lúc còn phải đánh lại cả văn bản
Đây cũng là 1 bí mật, 1 lầm tưởng của 90% thậm chí 95% người sử dụng bản phím QWERTY. Hầu hết mọi người đều nghĩ sắp xếp bàn phím như hiện tại sẽ giúp bạn gõ nhanh. Thực tế thì bàn phím QWERTY là kiểu sắp xếp bàn phím máy tính kém hiệu quả nhất về mặt tốc độ gõ. Thực tế cay đắng lại chỉ ra nếu sắp xếp theo kiểu khác tốc độ gõ của bạn có thể tăng từ 50-80%.
À ! Mà đang nói nếu gõ tiếng anh nhé, còn tiếng việt thì chưa chắc với khả năng của đội quân bàn phím nước nhà.
Như phần nêu trên, sau những rắc rối thực tế người dùng gặp phải. James Densmore – bạn và nhà kinh doanh cùng Sholes đề nghị và gợi ý cho ông thay đổi thiết kế của bàn phím tránh việc kẹt vì các từ hay được gõ nằm cạnh nhau.
Christopher Latham Sholes đã thiết kế lại nhiều lần bằng cách để những ký tự thường xuyên gõ gần nhau khác thanh kim loại và trải rộng trên bàn phím và những ký khác thì nằm ngẫu nhiên chả theo quy chuẩn nào. Thế là bàn phím QWERTY ra đời và như bạn thấy tới tận giờ đó, nó sắp xếp khá là lung tung các ký tự.
Với cách sắp xếp này, tốc độ gõ bị hạn chế lại ít nhất gần 1 nửa , giảm thiểu được tình trạng gõ nhanh quá của các “phím thủ” thời bấy giờ và các nút đàn hồi kịp nảy lên chờ lệnh gõ mới. Tuy nhiên cũng không hết được hoàn toàn do nhiều cao thủ gõ như bay trên bàn phím
Sau cùng tới năm 1873 ông đã bán phát minh của mình cho hãng Remington . lúc đó bàn phím sắp xếp kiểu như dưới đây :
2 3 4 5 6 7 8 9 – ,
Q W E . T Y I U O P
Z S D F G H J K L M
A X & C V B N ? ; R
Hãng Remington đã sửa vài thứ và vào ngày 1/7/1984 đã cho ra đời Sholes and Glidden. Về cơ bản nó có bố cục như phía trên. Và bạn sẽ thắc mắc số 1 và 0 đâu đúng không. Nó sẽ được thể hiện bằng chữ I và O in hoa. Tệ vậy đấy, và mãi về sau phím số 1 mới được cho vào mặc dù phím số 0 thì đã xuất hiện trước nó rất lâu. Ban đầu máy đánh chữ không được chuộng lắm vì chỉ đánh được chữ in hoa, cho tới tận năm 1878 phiên bản 2 của nó ra đời mới bắt đầu thực sự thành công về mặt thương mại
Thực tế thì năm 1930 có một loại bàn phím “cực ngon” có tên là Dvorak , lấy tên của người thiết kế ra nó là August Dvorak và William Deay.
Theo nghiên cứu tính toán lúc đó ( vẫn dựa trên bàn phím tiếng Anh nhé) khi dùng bàn phím QWERTY thì 32% số từ sẽ được gõ trên cùng 1 dòng “Home Row”. Được hiểu là dòng mà các ngón tay của bạn với tới tự nhiên nhất. Trong khi đó bàn phím Dvorak đạt tới 70%. Thiết kế như vậy giúp tay bạn ít phải di chuyển hơn, đỡ mỏi tay hơn nhiều so với bàn phím bạn đang dùng bây giờ.
Cái hay nữa của Dvorak là ai thuận tay phải sẽ gõ con nhanh hơn nữa, mà số lượng người thuận tay phải thì vượt trội rõ ràng. Bạn có biết rằng hải quân Mỹ đã từng cho thử nghiệm nhiều lần và kết quả là bàn phím Dvorak giúp tăng độ chính xác khi gõ 68% , tốc độ gõ 74% – những con số khủng khiếp. ( Thực sự tôi cũng muốn thử có 1 cái bàn phím Dvorak để thử với tiếng Việt quá đi ).
Tại sao khi đánh lượng văn bản lớn trên bàn phím QWERTY, rõ ràng khoảng cách di chuyển quá xa và nhiều so với bàn phím Dvorak khiến tổng quãng đường tay bạn phải di chuyển khi đánh 1 lượng văn bản lớn là rất…rất nhiều.
Một số phép đo khoảng cách đã tính toán ra rằng. Trong 8h làm việc liên tục của 1 nhân viên gõ phím loại xịn. Nếu dùng bàn phím Dvorak tay anh ta sẽ di khuyển 1 quãng đường là 1.6km và con số này ở bàn phím QWERTY là….25,6km.
Một số nghiên cứu nói rằng khi người ta đang chuẩn bị có kế hoạch thay thế bàn phím QWERTY bằng bàn phím bố cục dạng Dvorak thì chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra nên kết quả là bàn phím máy tính được giữ nguyên bố cục cho tới bây giờ. Nhưng có thật thế không ? Hay đơn giản là thói quen đã khó bỏ từ hàng trăm năm khi sử dụng bàn phím QWERTY. Ở đâu đó đã từng có câu nói ứng nghiệm hoàn hảo trong trường hợp này:
“Con người ta đôi khi chỉ vì thói quen mà đạp đổ những thành tựu vĩ đại”
Lần đầu tiên bạn biết tới máy tính và bàn phím máy tính thì đã được hướng dẫn và sử dụng bàn phím máy tính sắp xếp QWERTY. Có thể nữa là tập dùng phần mềm gõ 10 ngón nhan nhản free trên internet. Nó trở thành thói quen của bạn cho tới tận mãi về sau, và bạn sẽ lại truyền cho con cái hay những đứa trẻ khác điều này.
Có lẽ chúng ta sẽ có 1 bố cục bàn phím dễ chịu hơn, thoải mái hơn, hiệu suất làm việc hay chém gió trên mạng tốt hơn nếu bây giờ có 1 nhà đầu tư liều lĩnh nào đó tái sản xuất bàn phím Dvorak. Biết đâu đó sẽ là bạn nào đó đang đọc bài viết này của lapcity
Mời các bạn tiếp tục theo dõi phần 2 của những sự thật về bàn phím máy tính trong kỳ sau. Cách nhanh nhất là theo dõi fanpage của lapcity để được cập nhập nhé !
Bình luận và nhận xét về bài viết Bàn phím máy tính và những sự thật ít người biết – Phần 1