
Cấu hình và thông số mẫu Microsoft Surface Pro 9 và Microsoft Surface Laptop 5
Các bạn chắc hẵn đang vô cùng phấn khích với sự xuất hiện sắp tới của những mẫu Surface Laptop 5 và Microsoft Surface pro 9 của Microsoft. Trước không...
Xem thêmTại phần 1 của “bàn phím máy tính và những sự thật thú vị ít người biết” Lapcity đã chi tiết quá trình lịch sử hình thành và lý do tại sao đến giờ bàn phím máy tính chung đều có dạng QWERTY. Thật đáng tiếc, nếu không chỉ vì thói quen của nhiều lớp người sử dụng mà chúng ta không có một bàn phím cấu tạo đánh nhanh hơn, đỡ mỏi tay hơn. Tôi tin là ở đâu có vẫn có những người sử dụng bàn phím dạng Dvorak. Đặc biệt những người làm nghề viết như biên kịch, nhà văn, nhà báo…
Tại phần hai này, Lapcity sẽ đưa thêm những thông tin thú vị khác về bàn phím máy tính.
+ Tốc độ đánh máy thấp: Dưới 60WPM
+ Tốc độ đánh máy trung bình: Từ 60 đến 100 WPM
+ Tốc độ đánh máy cao: Từ 100 WPM đến 140WPM.
+ Tốc độ đánh máy chuyên nghiệp: Trên 140WPM
Nếu bạn muốn biết tốc độ gõ của mình nhanh tới đâu có thể truy cập vào website https://10fastfingers.com/ Trên đó có đủ mọi loại ngôn ngữ để kiểm tra tốc độ đánh máy. Ngoài ra còn có thể thi đấu với người thích đánh máy nhanh khắp thế giới nữa đó.
Bàn phím có tên Turkish F., được tạo ra bởi Ihsan Sitki vào năm 1955. Nhưng nó lại chỉ hiệu quả với tiếng Thổ Nhĩ Kỳ nhất. Bằng những phương pháp khoa học, nhà phát minh này đã đo số lượng, tần số sử dụng từng loại phím trên bàn phím và tổ hợp lại sao cho sự cân bằng giữa 2 bàn tay là hợp lý nhất. Dù không trở thành bàn phím thông dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ nhưng nó đã giúp mang về cho đất nước này 14 kỷ lục thế giới về giải vô địch đánh máy (1974-1995)
Bạn đã bao giờ hỏi mình là : “Tiếng việt gõ thật đơn giản. Thế với những ký tự loằng ngoằng như chữ Nhật, Trung thì bàn phím gõ kiểu gì ” không ?
Sự thật là 2 quốc gia trên có bộ gõ khó nhất thế giới. Cũng sử dụng bàn phím bố trí QWERTY, nhưng khi ấn phím bạn cần hiểu phiên bản chữ Latinh của chữ cần nhập hoặc chỉ nhập các ký tự đơn giản, chắp nối. Sau đó lại cần nhìn và thay đổi nó thành từ đúng với ngôn ngữ Trung hoặc Nhật ( chọn lại trên màn hình).
Thực sự việc đánh máy ở những nước này cần khổ luyện rất nhiều, kiên nhẫn và đầy rẫy khó khăn. Đặc biệt tiếng Trung vì bạn cũng biết đó, chỉ hơn kém nhau 1 tý về độ dài nét thôi cũng đã thành 1 chữ khác rồi.
Chính vì vậy tất nhiên hai nước này cũng có mặt trong danh sách những bàn phím phức tạp nhất thế giới. Vì có quá nhiều ngôn ngữ trên cùng 1 bàn phím hoặc bảng chữ cái có hàng trăm ký tự và sẽ được thể hiện bằng các tổ hợp phím. Ví dụ Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ. Tất nhiên là cả 2 nước vừa nói phía trên. Các bàn phim của các nước này có từ 3 tới 4 ký tự trên mỗi phím.
Lâu lâu ấn tổ hợp phím còn thấy thích chứ phải ấn cả ngày để viết thì thật sự rất nản chí luôn.
Thêm 1 lý do để bạn thấy may mắn vì bạn sinh ra ở Việt Nam đây rồi.
Tượng đài thường xuất hiện để thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn sùng, ghi nhớ và kính trọng với một nhân vật nào đó, 1 sự kiện nào đó. Cũng có thể là 1 biểu tượng nào đó của một quốc gia có ý nghĩa đặc biệt với người dân địa phương hay quốc gia đó.
Thế nhưng bàn phím máy tính – thứ mà ai cũng thấy & sử dụng hàng ngày cũng lại có tượng đài của mình theo đúng nghĩa đen.
Tại thành phố Yekaterinburg – Nga có một tượng đài cho bàn phím QWERTY không nhỏ. Các phím là đá nguyên khối và giữa chúng là cỏ tạo thành mô hình tiêu chuẩn của 1 chiếc bàn phím. 1 điều thú vị là khi ai đó mà chủ yếu là dân địa phương chán nản cuộc sống muốn refresh cuộc đời. Họ sẽ tới đây và làm động tác ấn tổ hợp phím CTRL + AlT + DEL bằng cách nhảy theo đúng thứ tự 3 phím này.
Và bạn có biết tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del được phát minh bởi David Bradley công ty IBM sau khi xem xét mọi khả năng thấp nhất tránh kích hoạt ngẫu nhiên. Vì chức năng bàn đầu của nó bao gồm khởi động lại phần mềm và đóng chương trình trên Windows.
So với các nước khác, Nhật bản có nút Space hay ta gọi là phím cách ngắn hơn so với tất cả các bàn phím trên thế giới. Lý do là vì sự phức tạp của tiếng Nhật mà người gõ phím luôn phải chuyển đổi giữa chữ cái Latinh thành ký tự tiếng Nhật ( Kana và Hiragana) do vậy để thuận tiện, các nhà sản xuất đã thêm nhiều phím bổ sung các chức năng vào bàn phím. Và cách dễ nhất đó là thu ngắn nút Space lại siêu ngắn.
Nếu phải đoán phím nào bị ấn nhiều nhất chắc chắn các bạn sẽ đoán ra ngay là nút Space. Đặc biệt nếu ai đã từng chơi hay đam mê tựa game audition thì nút Space của bàn phím chắc chắn là bị tra tấn khủng khiếp và thường phải thay thế khá sớm so với thông thường. Nút Space được ấn nhiều tới nỗi, cứ mỗi khi bạn ấn nút Space 1 lần thì có khoảng 600.000 người khác trên thế giới cũng cùng lúc ấn phím Space với bạn. Nó chiếm tới 18% tổng số nhập văn bản trung bình. Không tin thì bạn thử đếm số ký tự và số khoảng trắng trong 1 văn bản của mình xem. Dễ dàng ta thấy số từ sẽ bằng số khoảng trắng, và nếu trung bình 1 từ có từ 4-5 ký tự thì bạn biết tính ra % của space rồi đó.
Nhưng thực tế nút Space không được tình vì nó không thể hiện ký tự gì cả, nói chính xác là nó chỉ có ý nghĩa trên máy tính cũng giống như 1 số nút khác. Bạn không thể phát âm ra phím Space bằng miệng được.
Còn nếu tính về phím có nghĩa, có thể phát âm ra được thì E và T là 2 phím được ấn nhiều nhất trên thế giới
Tạm khép phần 2 ở đây, các bạn tò mò muốn biết những loại bàn phím kỳ lạ nhất thế giới thì nhớ theo dõi fanpage lapcity. Chúng tôi sẽ cập nhập sớm thôi !
Bình luận và nhận xét về bài viết Bàn phím máy tính và những sự thật ít người biết – Phần 2