93 Hoàng Cầu ( Cạnh TP Bank )
Hotline: 0936 362 642

Các ký hiệu chip AMD có ý nghĩa gì ? Phân biệt chip AMD

6060 lượt xem 12/05/2020

Các ký hiệu chip AMD có ý nghĩa gì ?

Đây là câu hỏi mà nếu không phải làm việc trong ngành máy tính – laptop hay có sự đam mê tìm hiểu thì rất ít người quan tâm. Cũng có khi là một người rất cẩn thận trước khi chọn mua laptop hay xây dựng cấu hình PC cho mình sẽ đọc và tìm về vấn đề này để so sánh chip AMD và chip Intel

Nếu làm hoặc tìm hiểu, đi sâu vào ngành máy tính, laptop. Ban đầu bạn sẽ thấy choáng ngợp vì vấn đề các mã, cách thức gọi và qui định. Phải nói là rất ít người dù làm lâu năm có thể nhớ và hiểu được hết các ký hiệu, mã của các loại laptop khác nhau chứ đừng nói tới tất cả các chủng loại linh kiện.

Nguyên nhân là vì mỗi hãng đều có qui tắc đặt mã khác nhau. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, các qui tắc này đôi khi rất loạn, lúc khác lại thay đổi theo năm. Năm trước năm sau là 2 bộ qui tắc đặt mã khác nhau. Trong lịch sử phát triển lâu dài của mình, nhiều hãng thậm chí thay đổi hàng chục lần qui tắc đặt mã. Mỗi nhóm mã lại tương ứng với một dòng laptop, mỗi hãng lại có nhiều dòng. Nhân các số lượng với nhau thì thực sự là rất khó để có một cái nhìn tổng quan sao cho nhớ được hết.

Nhưng cũng có những linh kiện hay dòng máy qui tắc đặt tên khá đơn giản, dễ nhớ. Điều này rất tốt, chỉ cần nhớ và nhìn vào một mã sản phẩm hay linh kiện ta sẽ biết được rất nhiều thứ về sản phẩm đó. Điều này rất lợi khi chúng ta cần so sánh lượng lớn các thiết bị với nhau.

Và trong bài viết này, chúng ta đi tìm hiểu qui tắc đặt tên của thành phần quan trọng nhất, trái tim của mọi thiết bị máy tính – laptop : CPU. Cụ thể hơn ta sẽ tìm hiểu về qui tắc đặt tên của CPU hãng AMD.

so do cau truc ten chip amd

1. Phân loại cấp độ chip AMD

 Ký hiệu của chip AMD  đầu tiên là phần đời chip. Bạn thường thấy người ta tư vấn hoặc nói với nhau về những thứ ký hiệu của chip AMDRyzen 3, Ryzen 5… vậy những con số đó có ý nghĩa thế nào. Đây là cách phân loại đầu tiên của AMD, chỉ cần đọc con số xuất hiện sớm nhất này chúng ta đã biết đây là con chip ở cấp độ nào. Có thể nói là quan trọng nhất trong toàn bộ tên của 1 bộ vi xử lý AMD

nhìn vào tên ta cũng biết được nhiều thứ

AMD Ryzen 3: Đúng như bạn đoán, đây là dòng chip yếu nhất tất nhiên cũng rẻ nhất trong các dòng CPU AMD. Thường chúng sở hữu số nhân là 2 hoặc 4. Không hỗ trợ SMT trên các bản dành cho máy tính để bàn. Vì là dòng chip thấp nhất nên thường những máy tính sở hữu Ryzen 3 chỉ hợp với việc lướt web, giải trí nhẹ, phần mềm văn phòng cơ bản. Cùng lắm là chơi 1 số game yêu cầu cấu hình rất nhẹ. Để so sánh ta có thể coi Ryzen 3 tương đương dòng i3 của Intel

// chú thích : SMT ( Surface Mount Technology) là công nghệ dán bề mặt. Một thuật ngữ riêng của ngành chế tạo điện tử. Ám chỉ việc sản xuất các bo mạch bằng cách hàn qua các mối chì nóng chảy thay cho việc đục lỗ truyền thống. Các thành phần sử dụng SMT có thể chế tạo thiết bị rất nhỏ.

AMD Ryzen 5: Tương tự như trên, dòng này tương đương với Intel I5. Tức là dòng trung cấp, với việc máy được trang bị chip dòng này, bạn có thể giải quyết đa nhiệm, nhiều tác vụ cùng 1 lúc mà tốc độ vẫn tốt. Làm các công việc đồ họa bán chuyên, chơi các game khá nặng, 1 số game AAA phổ biến. Tất nhiên là còn phụ thuộc vào lượng Ram và GPU có trên máy. Đây là dòng chip phổ thông nhất, cũng được ưa chuộng nhất so với các dòng còn lại vì nó hướng tới đông đảo người dùng phổ biến , hơn nữa giá cũng rất tầm trung. Chúng thường có từ 4-6 nhân.

AMD Ryzen 7: Mặc dù không phải là phân khúc phổ biến nhất nhưng lại là phân khúc mà AMD và Intel cạnh tranh rất khốc liệt. AMD Ryzen 7 và Intel Core i7 luôn trong trạng thái đua về sức mạnh trên cả mặt trận laptop và mặt trận PC. Đây là dòng hướng tới những đối tượng chuyên nghiệp hơn. Như lập trình viên, đồ họa cao, editi video, người làm nghề thiết kế, kiến trúc sư, game thủ chuyên nghiệp… Sở hữu từ 4-8 nhân cho chúng sức mạnh sử lý đa nhiệm cực kỳ tốt. Nên nhớ ở phân khúc khách hàng này, bất cứ ai chọn mua thiết bị hay laptop đều hoặc rất am hiểu điều mình cần, hoặc tìm hiểu cực kỳ kỹ lưỡng về sức mạnh của thiết bị cuối cùng và quan trọng nhất bắt đầu từ CPU. Đánh thắng ở phân khúc này tức là khẳng định được lòng tin của dân chuyên nghiệp.

Sức mạnh của dòng Ryzen 7 hay I7 lại không chỉ nằm ở bản thân nó mà còn rất nhiều yếu tố kết hợp. Tới cấp độ này thường 2 nhà sản xuất phải tính tới độ tương thích để phát huy sức mạnh tối đa của con chip cùng các thành phần công nghệ khác thay đổi liên tục như Ram và card đồ họa rời. Chỉ số mạnh hơn mà không kết hợp tốt thì hiệu năng vẫn có thể hiệu suất kém đối thủ với chỉ số yếu hơn nhưng lại kết hợp tốt hơn với các linh kiện cụ thể cho 1 đối tượng cụ thể.

 

AMD Ryzen 9: Dòng Ryzen 9 là dòng ra đời cuối cùng vì số lượng đối tượng sử dụng không nhiều nhưng yêu cầu lại rất cao. Cũng như công nghệ sản xuất khó hơn nhiều các dòng trước. Khi nghĩ tới phải dùng chip Intel I9 – đối thủ ngang tầm hay Ryzen 9 thì chắc chắn đó phải là những người làm những công việc đặc biệt có tính chuyên môn rất sâu. Như đồ họa 3D, dựng phim, kiến trúc sư cao cấp với những công trình lớn tới rất lớn, thử nghiệm các công việc nghiên cứu khoa học mức dộ nhỏ và vừa. Bất cứ chiếc PC hay Laptop nào sử dụng dòng AMD Ryzen 9 hay Intel Core i9 đều là những con quái vật có sức mạnh tính toán khổng lồ. Thường chúng có 8 nhân 16 luồng.

Chip AMD năm qua đã lần đầu vượt qua mốc 600 điểm benchmark đơn nhân

AMD Ryzen Threadripper: Đây hẳn là dòng CPU AMD mà ít người nghe tới. Nó có thể sở hữu tới tận 64 nhân như Threadripper 3000. Nhìn vào số nhân ta cũng có thể biết ngay đây không phải là dòng bày bán đầy tại các siêu thị, cửa hàng công nghệ rồi. Và đúng như vậy, dòng này được sinh ra để làm các tác vụ siêu mạnh, cần tính toán khối lượng phép tính khổng lồ. Tạo ra những siêu máy tính có thể làm các công việc như nghiên cứu khoa học, chạy các mô hình thuật toán lớn, mô hình thời tiết… Hẳn không ai mua dòng chip này về chỉ để cày game hay làm việc văn phòng cả. Phân khúc sử dụng nó được gọi là HEDT ( High-End Destop) ví dụ như Threadripper TRX40. Tất cả những linh kiện trên chiếc máy này đều có chuẩn riêng.

AMD Athlon : Nếu bạn nghĩ đây là dòng chip nào đó riêng biệt và có sức mạnh đặc biệt nào đó như dòng Threadripper thì sẽ là một sự nhầm lẫn lớn. Thực tế dòng Athlon của AMD chạy trên socket AM4 lại có sức mạnh cực kỳ yếu. Nó chỉ giải quyết được những nhu cầu cơ bản nhất. Cũng chính vì vậy hiện nay còn rát ít chip Athlon và cũng không mấy ai quan tâm việc sử dụng con chip này cả trừ những người còn khá gà về công nghệ.

 

AMD FX : Cũng như AMD Athlon, đây là dòng có khả năng xử lý khá yếu. Chỉ đảm bảo giải quyết các công việc văn phòng và lướt web. Thậm chí nó còn yếu hơn dong Athlon. AMD FX sử dụng trên socket AM3 và chỉ hỗ trợ tới Ram DDR3.

 

AMD Epyc : Đây lại là dòng chip có một sức mạnh rất khủng khác của AMD. Nó chuyên sử dụng cho các máy chủ có hiệu năng cực cao hay tại các trung tâm dữ liệu. Nó là dòng duy nhất trong các loại CPU của AMD sử dụng nền tảng 2 socket. Số lõi > 45%, băng thông > 60% (I/O) , Cache > 122%.

 

2. Ý nghĩa của dãy số chip AMD

Như vậy tiền tố trong dãy ký hiệu của chip AMD cho ta biết ý nghĩa đầu tiên về phân khúc của con CPU. Tiếp theo về  ký hiệu của chip AMD, bạn thường thấy các dãy số như 3200, 2700, 3500… Vậy các con số này biểu thị cho những vấn đề gì ?

Ý nghĩa số hiệu của AMD nằm trong 2 số đầu tiên trong dãy số của nó

Số đầu tiên cho ta biết thế hệ chip bao nhiêu. Nó giống như nhà Intel vậy, ví dụ i9-9900k thì số 9 đầu tiên là thế hệ thứ 9. Thì ở bộ vi xử lý AMD cũng tương tự. Ryzen 5-3500 nghĩa là chip thế hệ 3 với biểu trung con số đầu tiên trong dãy số là 3…

Số tiếp theo cho ta biết sức mạnh của con CPU đó. Tất nhiên số càng to thì nó càng khỏe. Có thể chia làm 3 mức :

1-2-3 : CPU dành cho các máy công việc văn phòng nhẹ, lướt web, nghe nhạc, xem phim là chính

4-5-6: CPU  có hiệu năng cao hơn, đã có thể giải quyết những tác vụ nặng hơn như làm video, đồ họa , làm nhạc, chạy đa nhiệm nhiều công việc 1 lúc…

7-8-9 : Dòng sức mạnh lớn nhất dành cho những máy hay công việc có chức năng chuyên nghiệp cho ngành hay người dùng kỹ thuật cao cần sức mạnh chiếc máy tính của mình tối đa.

Con 2 số cuối cùng là mã sản phẩm hoặc SKU nên bạn không cần quá quan tâm.

 

3. Ý nghĩa hậu tố ký hiệu chip AMD

 Ký hiệu của chip AMD cuối cùng sẽ là phần hậu tố thường là bằng 1 hoặc 2 chữ cái

ký hiệu của chip AMD

Hậu tố ký hiệu chip AMD cho destop thông thường

X: Là hậu tố phổ biến nhất, có mức tần số xung nhịp hoạt động và hiệu năng khá cao. Tốn nhiều điện hơn so với các mẫu tích kiệm điện. Thường nó phải là ryzen 5 trở lên, cũng như số hiệu thứ 2 sẽ ở mức 5 trở lên ( ryzen 5 3600X, ryzen 7 3700X…)

G: Hậu tố này giống với G4, G7 trên các dòng Intel thế hệ mới nhất. Tức là nó cho ta biết đây là con chip được tích hợp đồ họa RX Vega. Nếu mua con Cpu dạng G này bạn cần xem kỹ xem khả năng đồ họa của nó tương đương với card rời nào để đáp ứng phù hợp với nhu cầu của mình.

E : Đây là dòng chip tích kiệm điện năng và chỉ xuất hiện trong các dàn PC đồng bộ, không bán lẻ. Hướng tới những người dùng với những công việc cụ thể và khá nhẹ nhàng như văn phòng, đồ họa bán chuyên. Đại diện như Ryzen 7 2700E, R5 2600E

GE: nhìn vào ta cũng đoán được, đây là dòng chip PC tích kiệm điện đồng thời kết hợp GPU tích hợp. Phù hợp cho 1 số game nhẹ và công việc cần card màn hình đơn giản

Hậu tố CPU AMD với dòng High-End Destop

  • X: Không có lý giải cụ thể cho chữ X này, nhưng thông lệ thì có thể nó là dòng thường gặp nhất hoặc có thể là viết tắt của từ Extreme
  • WX: Cũng tương tự như trên, AMD không giải thích ký tự này có ý nghĩa gì. Nhiều người đoán nó là viết tắt của Workstation Extreme

Hậu tố CPU AMD trên các dòng laptop

ở mảng laptop thì hậu tố của ký hiệu chip AMD rất đơn giản.

  • H: Viết tắt của High-performance. Các laptop sở hữu con chip hậu tố H chắc chắn là những chiếc có hiệu năng tốt hơn, chơi game tốt hơn đồng thời thường thô kệch, cồng kềnh hơn.
  • U: Không rõ có học theo đội xanh không, con chip dòng U cũng là dòng tích kiệm điện như bên Intel. Hướng tới các ultrabook, laptop mỏng nhẹ tiện cho việc đem đi lại cần thời lượng  pin lâu nhất có thể. Thường nó cũng được kết hợp với các linh kiện tích kiệm điện khác cũng  như GPU tích hợp. Ta thấy laptop được trang bị chip AMD phổ biến luôn là dòng U. Dòng H sẽ ít gặp hơn. Do tính chất tích kiệm, tăng thời lượng pin nên nó được người dùng yêu thích hơn khi họ phải đi lại nhiều và không muốn mang theo cả balo phụ kiện sạc bên mình. Bạn có thể bắt gặp chip AMD dòng U trên nhiều laptop phổ thông như ASUS VivoBook Flip 14 inch TM420IA ,hay ASUS VivoBook 15 inch A512DA 

 

Trên đây Lapcity đã giúp các bạn phân biệt cơ bản các ký hiệu của chip AMD. Hãy like và follow fanpage của lapcity để thường xuyên nhận được những thông tin hữu ích  nhé !

 

Bình luận và nhận xét về bài viết Các ký hiệu chip AMD có ý nghĩa gì ? Phân biệt chip AMD