
Cấu hình và thông số mẫu Microsoft Surface Pro 9 và Microsoft Surface Laptop 5
Các bạn chắc hẵn đang vô cùng phấn khích với sự xuất hiện sắp tới của những mẫu Surface Laptop 5 và Microsoft Surface pro 9 của Microsoft. Trước không...
Xem thêmDell XPS 9310 xuất hiện từ cuối 2020 và các phiên bản tiếp theo của nó xuất hiện trở thành những chiếc Dell XPS 2021 đầu tiên một cách miễn cưỡng.
Bộ xử lý Core i7-1165G7 hoàn toàn mới của Intel có thể hoạt động rất khác nhau tùy thuộc vào cách các OEM quyết định triển khai nó trên máy tính xách tay của họ. Ví dụ về Dell và Asus cho thấy ưu và nhược điểm của hai phương pháp khác nhau mà có thể thấy trên hầu hết tất cả các máy tính xách tay.
Trong bài viết này, thay vì việc so sánh các thông tin cơ bản thường thấy, ta sẽ đi sâu hơn 1 chút về chính sách năng lượng động. Sự khác biệt nhỏ này sẽ ảnh hưởng tới hiệu suất của máy cho dù có cùng cấu hình.
Không phải cứ cùng cấu hình thì 2 laptop sẽ có khả năng tương tự nhau. Trong những công việc cụ thể cần huy động tối đa sức mạnh của hiệu năng hoặc về độ bền lâu dài của các linh kiện. Chính sách sử dụng – phân bố năng lượng sẽ ảnh hưởng không nhỏ.
Hãy cùng Lapcity tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Chính sách năng lượng động có thể hiểu là sự cho phép tự do thay đổi mức sử dụng năng lượng khác nhau trên 1 thiết bị. Cụ thể ở đây là CPU.
Để cho dễ hiểu thì tôi sẽ giải thích đơn giản 1 chút mặc dù không hoàn toàn đúng. Ví dụ tivi nhà bạn tiêu thụ điện năng là 100Wh. Nhưng chính sách năng lượng động sẽ cho phép nó tiêu thụ lúc thì ở mức 100Wh, lúc thì ở mức 90Wh…
Điều này ta có thể dễ dàng hiểu nôm na ra, giống như CPU có TPD có thể cấu hình mức tiêu thụ năng lượng, từ đó điều chỉnh hiệu suất và nhiệt độ tối đa của CPU . Nhưng đó vẫn là mức thiết lập cố định mỗi lần chỉnh sửa. Còn ở đây tôi đang nói tới 1 mức độ sâu hơn về mặt thiết lập. Đó là ngay từ khi sản xuất, các nhà sản xuất laptop đã đưa chính sách năng lượng của mình vào những CPU.
Mỗi bên có chính sách sử dụng năng lượng và cho phép cách thức, qui định khác nhau. Điều này trở thành nguyên nhân dẫn tới cũng 1 con CPU trên 2 laptop của 2 thương hiệu khác nhau sẽ hoạt động mạnh – yếu khác nhau. Và ở đây chúng ta đang lấy ví dụ so sánh giữa Dell XPS 9310 (2021) và Asus ZenBook 14 UX425EA với 2 chính sách năng lượng cho CPU khác nhau.
Sự khác nhau của chính sách năng lượng này giữa các nhà sản xuất không phải vì công nghệ hay họ cho đâu là cách ưu việt nhất. Mà nó có sự liên quan mật thiết với giải pháp làm mát bên trong của mỗi thiết kế laptop. Do vậy Intel sẽ cho phép họ OEM chọn triển khai bộ vi xử lý cụ thể trên máy tính xách tay của mình theo cách khác nhau
Dell XPS 13 9310 mới nhất và Asus ZenBook 14 UX425EA là những ví dụ xuất sắc để so sánh và làm rõ khái niệm mang ý nghĩa khá trừu tượng này. Mặc dù cả hai đều được cung cấp bởi cùng một CPU Tiger Lake Core i7-1165G7 thế hệ thứ 11 và GPU iris Xe, nhưng tốc độ xung nhịp giữa chúng khác nhau rất nhiều.
Ví dụ, trong ZenBook, Asus đã thực hiện một cách tiếp cận truyền thống trong đó xung nhịp CPU sẽ tăng cao hết mức có thể khi chịu tải trước khi cuối cùng chạm mức trần nhiệt độ được xác định trước, sau đó giảm xuống và ổn định ở mức xung nhịp và nhiệt độ cố định. Trong trường hợp này, CPU sẽ tăng lên 3,7 GHz trong khoảng 5 đến 10 giây khi chạy Prime95 trước khi chạm 95 C và sau đó giảm dần ở 2,3 đến 2,4 GHz và 68 C. Ở mức này , mức tiêu thụ năng lượng hay chính sách năng lượng của chiếc laptop này là cố định.
Để dễ hiểu, cách thức xử lý xung nhịp CPU của Asus Zenbook ở đây là như sau: Khi bạn cần chạy 1 tác vụ gì đó rất nặng, CPU sẽ gia tăng xung nhịp tối đa để có thể xử lý công việc đó cho bạn. Sau khi chạm ngưỡng nhiệt độ quá cao, hệ thống ghi nhận ở nhiệt độ này sẽ gây hại cho CPU và ảnh hưởng độ bền của linh kiện này. Do vậy nó sẽ hạ mức xung nhịp xuống để làm giảm nhiệt độ cho tới 1 mức nhiệt độ cố định an toàn.
Điều này là rất tốt cho việc đảm bảo CPU bền bỉ hơn và an toàn cho cả các linh kiện khác. Nhưng hệ quả là CPU sẽ hoạt động ở 1 mức công suất thấp hơn nhiều so với khả năng nó có thể đảm nhận. CPU sẽ có nhiệt độ thấp hơn nhiều mức an toàn về nhiệt độ nhưng hiệu suất lại giảm. Tức là sự phí phạm về mặt tài nguyên, như 1 chiếc siêu xe có thể chạy tối đa 300km/h nhưng bạn chỉ có thể sử dụng nó chạy với tốc độ 40km/h vậy.
Cách tiếp cận về vấn đề năng lượng cho CPU trên Dell XPS 9310 hay hơn rất nhiều. Được gọi là Chính sách năng lượng động, tốc độ xung nhịp của CPU sẽ tăng và giảm tùy thuộc vào nhiệt độ lõi với mục tiêu tăng hiệu suất hoạt động của bộ xử lý.
Ví dụ: chạy Prime95 làm cho Core i7-1165G7 trong XPS 13 9310 tăng lên 4,1 GHz trong vài giây đầu tiên cho đến khi chạm 81 C. Sau đó, CPU sẽ bắt đầu quay vòng từ 2,5 GHz đến 3,1 GHz và 71 C và 78 C. . Tốc độ đồng hồ cố định và nhiệt độ 3,1 GHz và 78 C có thể quá cao để bền vững trong khi tốc độ đồng hồ cố định và nhiệt độ 2,5 GHz và 71 C có thể quá thấp, vì vậy cách tiếp cận năng động của Dell là một điểm trung bình hợp lý giải pháp mà không ảnh hưởng đến nhiệt độ của thiết bị và CPU. Dell đã triển khai tính năng này trên hầu hết tất cả các Dell XPS 13 của mình ít nhất là từ năm 2017 .
Hiểu về chính sách năng lượng này có thể tưởng tượng giống như chế độ gió thoảng của quạt máy vậy. Khi mà bạn tắt quạt thì sợ nóng, bật quạt thì sợ lạnh quá, vậy điều chỉnh liên tục giữa nóng và lạnh 1 cách đều đặn sẽ đem tới hiệu quả đúng yêu cầu. Còn với chính sách năng lượng động này trên CPU của Dell sẽ đảm bảo CPU chạy với hiệu suất tốt nhất nhưng không bị quá nóng.
Nhìn vào ảnh minh họa dưới đây bạn có thể so sánh và hiểu rõ hơn về sự khác biệt về chính sách năng lượng đã ảnh hưởng tới hiệu suất CPU như thế nào. Và vì sao cùng 1 CPU mà Dell XPS 9310 lại có hiệu năng mạnh mẽ hơn
Chạy không tải trên Witcher 3 trong một giờ ở cài đặt Thấp với XPS 13 9310. Tốc độ khung hình dao động nhiều thay vì không đổi.
Chạy không tải trên Witcher 3 trong một giờ ở cài đặt Trung bình với Asus ZenBook 14. Tốc độ khung hình vẫn ổn định trong suốt thời gian thử nghiệm.
Trên Dell XPS 9310 trong các thử nghiệm, chúng tôi nhận ra tính ưu việt nhưng ngoài ra cũng có những nhược điểm ít gặp. Có thể nói cả chính sách năng lượng động và chính sách năng lượng tĩnh đều có ưu nhược nhất định. Nhưng chính sách động vẫn được chúng tôi đánh giá tốt hơn
Nhược điểm của chính sách năng lượng động trên thử nghiệm với Dell XPS 9310 Mặc dù đúng là Dynamic Power Policy có thể cung cấp hiệu suất CPU nhanh hơn trung bình như được hiển thị bằng biểu đồ so sánh vòng lặp CineBench R15 xT như những ảnh phía trên.
Nhưng theo cách này ta có thể suy đoán tốc độ xung nhịp có thể khiến hiệu suất không thể đoán trước được vì sự tăng giảm liên tục theo nhiệt độ. Điều này dễ nhận thấy nhất khi chơi game vì tốc độ xung nhịp CPU và GPU dao động cũng có thể khiến tốc độ khung hình cũng dao động theo. Trong những trường hợp này, người dùng sẽ thích tốc độ đồng hồ ổn định hơn để có tốc độ khung hình ổn định hơn.
Có lẽ tốt hơn là các nhà sản xuất nên để cả 2 chính sách năng lượng này tồn tại và người dùng có thể chọn bật hoặc tắt. Bật khi làm các công việc cần huy động hiệu suất tốt nhất của chiếc laptop mà vẫn đảm bảo an toàn. Tắt khi làm các công việc cần hiệu suất thấp hơn nhưng có độ ổn định cao như chơi các game cần sự ổn định khung hình.
Bài viết tham khảo thêm thông tin từ Notebookcheck. Được đăng trên website và fanpage lapcity
Bình luận và nhận xét về bài viết Cùng cấu hình tại sao Dell XPS 9310 mạnh hơn Asus ZenBook 14 UX425EA ?