
Cấu hình và thông số mẫu Microsoft Surface Pro 9 và Microsoft Surface Laptop 5
Các bạn chắc hẵn đang vô cùng phấn khích với sự xuất hiện sắp tới của những mẫu Surface Laptop 5 và Microsoft Surface pro 9 của Microsoft. Trước không...
Xem thêmWindows 11 mặc dù không quá đặc biệt, không chứa đựng những gì khiến chúng ta choáng ngợp. Nhưng chỉ bằng 1 số những bước đi chính xác cùng 1 mục tiêu xác định rõ ràng về con đường phát triển. Microsoft cho ta thấy sức mạnh của mình là chưa từng mai một , một đẳng cấp phát triển hướng tới tương lai mạnh mẽ xứng ngôi vua trong làng công nghệ.
Đọc thêm : Các tính năng mới của Windows 11
Từ khi Windows 11 xuất hiện, ngay lập tức vô số bài viết, hàng loạt video đã nói tới các khía cạnh khác nhau của hệ điều hành tương lai này. Bỏ qua những bài phân tích về sự phát triển để giữ vững là hệ điều hành nhiều người sử dụng nhất, đánh bật tất cả các đối thủ khác.
Hãy cùng Lapcity đi vào các câu hỏi mấu chốt mà người dùng cá nhân cần quan tâm về hệ điều hành này.
Từ trang chủ của Microsoft, yêu cầu để sử dụng được hệ điều hành Windows 11 có như sau :
CPU : Chip lõi kép xung nhịp 1GHz 64 bit trở lên
Ram: Từ 4Gb trở lên
Ổ cứng : Còn trống từ 64Gb trở lên
System firmware: UEFI, Secure Boot capable
TPM: Trusted Platform Module (TPM)version 2.0
Graphics card: Compatible with DirectX 12 or later with WDDM 2.0 driver
Display: High definition (720p) display that is greater than 9” diagonally, 8 bits per color channel
Kết nối mạng và có tài khoản Microsoft .
OK ! Vậy là ta đã biết những thông tin cơ bản tại thời điểm hiện tại để có thể update lên Windows 11 . Nhưng các bạn cần nhớ rõ là : Tại thời điểm hiện tại. Và những thông tin phía trên đều có thể thay đổi cho tới khi chính thức Windows 11 được phát hành.
Nếu nhìn vào chỉ về yêu cầu CPU và Ram thì hầu hết các máy tính xách tay và các máy bàn văn phòng cơ bản hay cũ hơn hiện tại đều có thể update Windows 11 . Một số thông tin khác hiện tại lại là nếu chip Intel phải từ thế hệ thứ 8, tức được sản xuất cuối năm 2017 trở lên. Đối với dòng chip AMD thì phải từ AMD 2000 series trở lên mới có thể cài được hệ điều hành Windows 11.
Sự thật thì lại không phải như vậy, các thông tin này sẽ hơi bị chồng chéo và không thực sự đúng hoàn toàn. Vì chúng ta cần nhìn nhận điều kiện về TPM. Với yêu cầu phải từ version 2.0 ( trước đó là yêu cầu chỉ 1.2 nhưng mới được cập nhập lại).
Mặc định mà nói thì đúng là từ chip thế hệ 8 hoặc AMD Ryzen 2000 trở lên sẽ có thể gần như chắc chắn chạy được Windows 11. Nhưng dù bạn sở hữu những dòng CPU cũ hơn vẫn có cơ hội chạy được nếu đáp ứng tiêu chuẩn TMP 2.0 . Nó trở thành yếu tố chính quyết định máy tính xách tay hay PC của bạn có cập nhập được Windows 11 hay không. Vì vậy hãy đọc tiếp các câu hỏi phía dưới !
TPM, viết tắt của Trusted Platform Module, là một linh kiện mà trước khi Windows 11 ra đời thì rất hiếm người biết hay quan tâm tới nó. Nó là 1 con chip nhỏ thường được gắn tích hợp trên bo mạch chủ ( mainboard) hoặc trực tiếp trên CPU có nhiệm vụ giúp mã hóa dữ liệu trên ổ cứng. Tăng cường bảo mật cho máy tính của bạn giúp ngăn chặn phần mềm độc hại và những kẻ tấn công truy cập hoặc giả mạo dữ liệu của người dùng
Điều này đồng nghĩa đúng là người dùng cá nhân chả mấy ai để ý hay quan tâm sự có hay không con chip này trên máy tính của mình. Xét cho cùng dữ liệu cá nhân ở trên phương diện dữ liệu quá quan trọng là không nhiều.
Vì vậy từ khi xuất hiện phiên bản 1.2 vào năm 2011, TPM chỉ được quan tâm ở mức độ các công ty công nghệ cần bảo mật dữ liệu, các kỹ sư CNTT… nói chung là những đối tượng quan tâm việc an toàn dữ liệu trên ổ cứng. Còn người dùng cá nhân mà nói hầu như còn chẳng biết tới sự tồn tại của nó.
Bước đi của Microsoft đơn giản là muốn cung cấp 1 nền tảng bảo mật tốt hơn cho khách hàng cá nhân. Và thực sự Microsoft đã sớm cảnh báo cũng như yêu cầu các đơn vị sản xuất các thiết bị máy tính, máy tính xách tay có hỗ trợ TPM từ rất lâu trước đây trên nền tảng Windows 10. Rất tiếc là điều này bạn có thể nhìn nhận sẽ tăng chi phí sản xuất trong khi người dùng như đã nói – hầu hết không quan tâm. Do vậy mới có hiện tượng giờ đây không phải laptop nào, dù là đời mới đi nữa cũng có thể chạy được Windows 11.
Thực ra đây là 1 yêu cầu khá đơn giản từ Microsoft , và xét trong một thế giới công nghệ đầy rẫy hacker cũng như các phần mềm độc hại, virut thì đây là 1 điều tốt cho chính người dùng. Không có gì đáng chê trách cả ở phía Microsoft và các nhà sản xuất cả. Vì dù sao yêu cầu về TPM 2.0 này xuất hiện cũng khá đột ngột.
Thực ra mà nói, TPM 2.0 không phải là nguyên nhân mà là kết quả trong vấn đề yêu cầu chạy được Windows 11. Người dùng chỉ nghe thấy TPM 2.0 phải có mà không hiểu rõ vấn đề thực sự là nằm ở nguyên tắc phát triển hệ điều hành Windows 11. TPM 2.0 chỉ là kết quả đâu ra khi áp dụng các nguyên tắc này. Có 3 nguyên tắc khi phát triển Windows 11 như sau :
Yêu cầu thiết bị hỗ trợ Windows Hello, Mã hóa thiết bị, bảo mật dựa trên ảo hóa (VBS), tính toàn vẹn của mã được bảo vệ bằng siêu giám sát (HVCI) và Secure Boot. Tất cả các CPU được hỗ trợ Windows 11 đều có TPM nhúng, hỗ trợ Secure Boot , hỗ trợ VBS và các khả năng VBS cụ thể. Và từ đây TPM 2.0 phù hợp với nguyên tắc này.
Các thiết bị được nâng cấp lên Windows 11 sẽ ở trạng thái được hỗ trợ và đáng tin cậy. Microsoft đã chọn các CPU hỗ trợ mô hình Trình điều khiển Windows và được hỗ trợ bởi các đối tác OEM / silicon để đạt được trải nghiệm 99,8% không có sự cố. Các đời chip cũ hơn sẽ có thể sinh ra các lỗi nhất định
Windows 11 được thiết kế để tương thích với 4 GB RAM, 64 GB dung lượng lưu trữ và bộ vi xử lý lõi kép có tốc độ xung nhịp ít nhất 1 GHz. Các thông số kỹ thuật này phù hợp với các thông số kỹ thuật bắt buộc đối với Office và Microsoft Teams. Tất nhiên rồi, đây chính là nguyên nhân có yêu cầu phần cứng như đã biết. Vẫn là để hỗ trợ sự phát triển các sản phẩm khác của nhà Micorosoft
Và khi đã hiểu về TPM thì bạn cũng hình dung tại sao phải là CPU Intel thế hệ 8 hay AMD Ryzen 2000 trở lên mới chạy được Windows 11 như 1 số báo chí đã đưa. Điều này đúng nhưng chưa hoàn toàn chính xác. Lý do đúng vì từ các đời chip này, TPM 2.0 đã được tích hợp vào CPU . Cùng lúc đạt cả 2 tiêu chí mà Windows 11 đưa ra.
Chưa chính xác vì như giải thích, TPM có thể ở dạng nằm trên mainboard của bạn. Có nghĩa là nếu bo mạch chủ của bạn đã có TPM version 2.0 thì bạn vẫn có thể chạy Windows 11 về mặt yêu cầu. Tất nhiên chạy được hay không còn phụ thuộc thêm các yếu tố khác mà ngay hiện tại chúng ta chưa biết rõ hết được.
Vì vậy việc cần làm nếu bạn muốn sử dụng hệ điều hành Windows 11 là kiểm tra ngay TPM của mình nhé
Bạn đang ở Windows 10. Rất đơn giản. Hãy làm theo các bước sau
B1: bật cửa sổ setting >> ở dưới cùng có phần About
B2: Tại đây, bạn nhìn sang bên phải click vào Bitlocker Setting
B3: Tại cửa sổ mới hiện lên. Hãy nhìn vào góc bên trái, click vào nút TPM Administrator
B4: Tại cửa sổ TPM mới , bạn xem trên menu, vào phần Help và chọn dưới cùng : About TPM Management
Ở dây bạn sẽ thấy rõ thông tin version của TPM. Rất tiếc, như vậy chiếc máy tính tôi đang sử dụng chỉ là TPM 1.0. Không có 2.0 trên CPU hay mainboard , tôi không thể dùng Windows 11 trên chiếc Surface Pro cũ này rồi.
Bạn đã biết về TPM, và đã quan tâm tới chức năng bảo mật này ? Vậy phải cảm ơn Microsoft và Lapcity nhé. Đồng thời nếu đã quan tâm thì hãy tìm hiểu luôn cách bật/ tắt TPM tại bài viết này nhé
Ngoài việc kiểm tra TPM 2.0 bạn có thể download và sử dụng phần mềm PC Health Check để kiểm tra máy tính của mình có khả năng nâng cấp hệ điều hành Windows 11 không. Bạn có thể click đường link dưới đây để tải về và cài đặt rất nhanh chóng ( chỉ hơn 13 Mb)
link download PC Health Check trực tiếp từ
Bạn chỉ cần cài và ấn chọn Check Now để kiểm tra.
Sau hàng loạt nội dung phía trên. Bạn đã hình dung ra phần nào nguyên nhân dẫn tới các yêu cầu về đời CPU khi chạy Windows 11 rồi. Nhưng bản chất quay lại là nằm ở con chip TPM. Do vậy sau khi xem xét lại 3 nguyên tắc của mình thì nếu bạn có trong tay 1 chiếc laptop . Cho dù không phải là Surface mà là Dell XPS cũ dùng chip intel thế hệ 7 hay AMD zen 1 thì vẫn có thể nhận được lời đề nghị thử dụng bản dựng Windows 11 Insider Preview. Bản Windows 11 Insider Preview đầu tiên có sẵn để tải xuống ngay bây giờ.
Ngoài ra, Microsoft đã nhận ra rằng ứng dụng PC Health Check của họ ‘không được chuẩn bị đầy đủ để chia sẻ mức độ chi tiết hoặc độ chính xác’ về lý do tại sao một thiết bị không thể được nâng cấp từ Windows 10. một phiên bản sửa đổi sẽ ra mắt vào cuối mùa thu này. Cho đến lúc đó, bạn có thể kiểm tra các yêu cầu hệ thống của Windows 11 để xác định xem máy của bạn có đủ điều kiện hay không.
Ngoài lề 1 chút, nếu theo điều kiện hiện tại thì Microsoft đang loại ra hàng chục model thiết bị phần cứng của chính họ : Surface cũ sẽ không dùng được Windows 11
Điều này có nghĩa là gì ?
Chưa có thông tin chính thức từ Microsoft. Có lẽ sớm nhất phải tới tháng 10 hoặc 11 năm nay bạn mới có thể sử dụng 1 bản chính thức của Windows 11. Trong thời gian đó, bạn có thể cài đặt và trải nghiệm thử bản Insider Preview hay bản leak đang có rất nhiều trên mạng.
Và lời khuyên của Lapcity là nếu máy tính xách tay, PC của bạn cần dùng làm việc liên tục hoặc chứa dữ liệu quan trọng. Hãy khoan tự làm chuột bạch trước mà quan sát tình hình phản hồi của các người dùng khác . Cũng có thể cài Windows 11 bản dựng trên một chiếc laptop ít quan trọng hơn để nếu có lỗi vẫn có thể cài đi cài lại được mà không lo ảnh hưởng công việc của mình
Phải, ít nhất với phiên bản cá nhân, bạn có thể update Windows 11 từ Windows 10 miễn phí ngay khi nó chính thức phát hành hoặc có thể tải ngay bản dựng thử. Ngay cả Windows 7 hay Windows 8, 8.1 đều có thể tiến hành cập nhập lên Windows 11 miễn phí tất nhiên với điều kiện bạn dùng Key bản quyền
Sẽ không đơn giản như Windows 10 có bản quyền.Bạn không thể ấn nút update trên Windows 7 hoặc 8 . Windows 11 sẽ không được cung cấp thông qua Windows Update nên người dùng Windows 7 và Windows 8.1 sẽ phải dùng công cụ tạo bản cài đặt Media Creation Tool của Microsoft. Nếu phiên bản Windows 7 hoặc Windows 8.1 của bạn có key bản quyền, Windows 11 sẽ tự tìm keu và chuyển thành key hợp lệ mới miễn phí
Nếu đang dùng Windows 8, bạn cần cập nhật lên Windows 8.1 trước khi tiến hành cài đặt Windows 11.
Đây là 1 suy nghĩ khá sai lầm !
Bluestacks là một doanh nghiệp tập trung vào thu nhập từ người dùng Windows muốn sử dụng phần mềm của họ để chạy các trò chơi Android. Và nói một cách đơn giản là Windows 11 hỗ trợ chạy APK chứ không phải giúp bạn có thể cài đặt – chơi game và có các thao tác cảm ứng như trên điện thoại chạy Android được.
Windows 11 hỗ trợ chạy ứng dụng Android không đảm bảo các ứng dụng này có thể chạy tốt và trơn tru. Nó phụ thuộc rất nhiều vào các nhà phát triển của chính các ứng dụng đó (như các công ty phát triển game Android chẳng hạn). Chưa kể các tính năng độc quyền khác như điều khiển game bằng phím chuột, chơi game đa tài khoản nhiều cửa sổ cùng lúc, Marco, tính năng hỗ trợ riêng cho một game nhất định phổ biến nào đó…
Tiếp tục đọc các thông tin cập nhập về Windows 11 trên fanpage của Lapcity
Bình luận và nhận xét về bài viết Giải đáp về Windows 11 – Các câu hỏi thường gặp