93 Hoàng Cầu ( Cạnh TP Bank )
Hotline: 0936 362 642

Lịch sử phát triển của Microsoft Surface Phần 1 – Surface Go

2070 lượt xem 12/18/2020

Microsoft Surface vẫn còn là một cái tên khá xa lạ với nhiều người. Mặc dù là đứa con của hãng công nghệ khổng lồ bậc nhất thế giới, nổi tiếng bậc nhất thế giới. Tưởng như chỉ cần ra mắt thôi là cả thế giới đều biết tới phần cứng của nhà Microsoft. Thế nhưng sự thật lại không như vậy, ngay tại Việt Nam, hàng ngày Lapcity vẫn nhận được những câu hỏi kiểu như

  • Cho mình hỏi Surface là của hãng nào ?
  • Dùng Surface có tốt không bạn ?
  • Surface là dòng máy gì ?

Khá là đáng buồn cho nhà Microsoft, khi mà hệ điều hành do họ sản xuất phổ biến bậc nhất toàn cầu. Nhưng những sản phẩm phần cứng lại chưa đạt được danh tiếng tương xứng với chất lượng của nó.

Nhưng đó là so sánh chung về mặt thương hiệu toàn cầu. Còn nếu xét khía cạnh thời gian và lịch sử thì lại ngược lại. Vì Microsoft Surface mới đi được chặng đường 8 năm trong lĩnh vực sản xuất những thiết bị phần cứng hướng tới người dùng trên nhiều khía cạnh. Nếu so sánh 8 năm này với thời gian phát triển của Dell ( hơn 36 năm) , Acer ( hơn 44 năm) , Apple ( hơn 44 năm) hay ngay cả Asus ( hơn 31 năm) thì trong 8 năm vừa qua. Thực sự Microsoft đã làm được quá nhiều điều khiến ngay cả các hãng phát triển lâu năm ghen tỵ. Tất nhiên nguồn lực mênh mông và lợi thế kinh nghiệm liên quan tới phần mềm, sự thích hợp giữa phần mềm và phần cứng là một vấn đề. Nhưng không thể phủ nhận khả năng sáng tạo và thấu hiểu người dùng của những sản phẩm Surface.
Và chặng đường đó không phải lúc nào cũng dễ dàng hay thành công, nếu không có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ thì rất có thể đã đổ vỡ từ sớm rồi. Chi tiết quá trình phát triển các sản phẩm Microsoft Surface sẽ được làm rõ trong bài viết này.

1. Surface RT – sản phẩm Microsoft Surface đầu tiên

Tính tới thời điểm này, dòng máy tính bảng hay vẫn được quen gọi là Surface Go mới chỉ có 5 phiên bản khác nhau. Với mỗi phiên bản có nhiều cấu hình và tương ứng mức giá khác nhau. Đây cũng là sản phẩm đầu tiên trong các dòng Microsoft Surface được ra mắt.

Ngày lịch sử mở ra kỷ nguyên mới cho mảng thiết bị phần cứng dùng hệ điều hành “cây nhà lá vườn” nhà Micosoft là ngày 18 tháng 6 năm 2012 trong một sự kiện công bố tại Milk Studios Los Angeles. Và người trình bày sự ra đời lịch sử này là cựu CEO Steve Ballmer  . Surface là sáng kiến ​​lớn đầu tiên của Microsoft trong việc tích hợp hệ điều hành Windows với phần cứng của riêng mình, và là chiếc PC đầu tiên chỉ do Microsoft thiết kế và phân phối.

Surface RT - Sản phẩm Microsoft Surface đầu tiên

Thiết bị Surface đầu tiên trong dòng Surface go, được tiếp thị là “Surface for Windows RT” và Surface with Windows 8 Pro vào thời điểm đó và được Steven Sinofsky , cựu Chủ tịch của Windows và Windows Live công bố. Tại thời điêm đó chúng chưa được gọi là Surface mà chỉ dùng cái tên Surface RT hay gọi đơn giản là Surface. Cả cái tên thương hiệu Surface được dùng gọi cho 1 sản phẩm. Vì lúc đó cũng chỉ có duy nhất 1 sản phẩm này.

Thiết bị đầu tiên nhà Microsoft Surface sử dụng chip Nvidia Tegra 3 – một con chip ARM. Do vậy nó không thể chạy ứng dụng Win32 vào lúc đó. Ai sở hữu những sản phẩm đầu tiên này chỉ có thể dùng ứng dụng từ Window Store và Office RT 2013.

Mặc dù đã dành nhiều thời gian phát triển nhưng Surface RT lại có 1 thiết kế khá cục mịch,trọng lượng và độ mỏng đều làm các khách hàng quay đầu. Chưa nói là sự hạn chế về ứng dụng và hiệu năng nên Microsoft đã thất bại hoàn toàn với sản phẩm này. Thua lỗ khoảng 900 triệu USD cho dù đã cố khắc phục mọi vấn đề trong khả năng của mình đối với Windows RT 8.1. Nhưng sự tệ hại của phần cứng không thể được bù đắp bởi phần mềm sở trường.

khá xấu và bị hạn chế quá nhiều

Cho dù là đối với “đại gia” như Microsoft. Thì sự thất bại ngay trong sản phẩm đầu tiên này rất khó để có thể chấp nhận. Sau bài học từ Surface RT, gã khổng lồ đã có những điều chỉnh đáng kể. Tập trung chú trọng nghiên cứu vào người dùng cũng như phần cứng cho những chiếc máy tiếp theo một cách chậm rãi và cẩn thận hơn rất nhiều.

2. Microsoft Surface 2

Ngày 22 tháng 10 năm 2013, phiên bản tiếp theo – Surface 2 ra mắt. Quay lại thị trường phần cứng lần này, Microsoft Surface đã nâng cấp hàng loạt vấn đề cho đứa con được kỳ vọng của mình. Chip Tegra 3 được thay thế bằng SoC Nvidia Tegra 4 với tần số xung nhịp 1.7 Ghz. Ram lên tới 2 GB. Có thể nói với cấu hình này lúc đó, bạn có thể thoải mái dùng đa nhiệm , nhiều tab IE và 1 số ứng dụng khác mà không hề bị chậm hay lag, các ứng dụng được kích hoạt ngay lập tức và camera cũng vậy. Một tiến bộ cực lớn có thể so sánh tốc độ khởi động ngang với Asus Transformer Book T100. Thậm chí so sánh với Ipad 4, Surface 2 còn hơn hẳn về hiệu năng với điểm Benchmarks tới 13.068 trong khi Ipad 4 chỉ là 9.425. Nên biết rằng bản thân Surface 1 – chiếc máy thất bại kia chỉ đạt 3.339 điểm.

Surface 2 trông cũng cục mịch chẳng khác bao nhiêu

Nói như vậy nhưng nó cũng chỉ ở mức khá tốt thôi, còn thua cả Kindle Fire ( 16.655) hay Nvidia Shield ( 16.348) theo đánh giá từ Cnet lúc đó.

Chưa hết, ngoài ưu điểm màn hình full HD, thiết kế đã nhỏ gọn và tinh tế, có 3 tùy chọn bàn phím, pin thời lượng trên 7h. Microsoft còn ưu đãi thêm 200Gb lưu trữ trên SkyDriver trong 2 năm và gói Premium 1 năm Skype để thu hút người dùng. Tuy vậy, ARM vẫn là ARM. Việc không dùng được các ứng dụng Win32 trong khi đó Window Store vẫn còn nghèo nàn các ứng dụng. Surface 2 vẫn chưa thực sự là một sản phẩm có thể làm thị trường bị hấp dẫn một cách hiệu quả. Điểm mấu chốt vẫn là tính sử dụng  bị hạn chế chỉ trong Store ứng dụng.

 

3. Suface 3 – bước tiến của Microsoft

Được phát hành vào ngày 5 tháng 5 năm 2015, Surface 3 là phiên bản cuối cùng mang cái tên Surface đơn lẻ . Nhận ra sự yếu kém trong vấn đề việc hạn chế được sử dụng các ứng dụng Win32 quen thuộc dẫn tới sự thờ ơ với sản phẩm của cả phiên bản Surface 1 và 2. Microsoft Surface nhận ra đã đến lúc phải thay đổi.

Chuyển sang sử dụng nền tảng Windows đầy đủ thay vì Windows RT, màn hình theo xu hướng lúc đó cũng chuyển sang dùng tỷ lệ 3:2  và làm lớn hơn 1 chút (10.8 Inch). Microsoft đã thay đổi định hướng ban đầu cho dòng Surface di động này.

Microsoft Surface3 đã mỏng hơn
Sự tiến bộ cực kỳ lớn trong phiên bản này chắc chắn là con chip Intel Atom. Ngay lập tức nó nhận được sự chú ý vì đồng nghĩa với việc quay về dùng chip Intel quen thuộc, các ứng dụng Win32 chắc chắn không còn là vấn đề hạn chế. Và điều này cũng là hợp lý thôi vì chính điều đó là điểm yếu chí mạng trong sự thất bại của phiên bản 1 và 2.

Thêm nữa, tùy chọn cấu hình theo mức giá được mở rộng với Ram từ 2-4Gb, ổ cứng trang bị từ 64-128GB. Mặc định sử dụng Windows 8.1 và có thể update lên khi hệ điều hành mới phát hành.

So sánh về thiết kế bên ngoài, Surface 3 có mỏng hơn 1 chút so với Surface 2, nhẹ hơn một chút. Nhưng như vậy là chưa đủ, nếu so sánh với các dòng máy tính bảng đương thời của các hãng khác thì nó vẫn cồng kềnh để cầm lâu và khá dày. Trừ khi là lắp bàn phím vào dùng thì nó lại là chiếc laptop nhỏ gọn nhất thế giới.

Cổng sạc USB cũng đã được thay đổi so với cổng chuẩn riêng của Microsoft. Đây cũng là một ưu thế tốt hấp dẫn người dùng. Chân đế lật cũng tốt hơn và đặt được nhiều độ nghiêng khác nhau hơn.
Đây cũng là sản phẩm cuối cùng được người dùng gán cái mác Surface RT. Microsoft cũng định hướng rõ ràng hơn cho dòng sản phẩm tablet lai laptop nhỏ gọn này của mình. Màn hình ở mức độ nhỏ gọn và còn giảm tiếp sau này.Hướng tới những đối tượng dùng để giải trí và học tập đơn giản như trẻ em, sinh viên và môi trường trường học.
Không thể nói Surface 3 thành công vì nhiều người dùng vẫn con nghi ngại tính đa dụng của sản phẩm này cũng như bị tiếng tăm của 2 tiền nhiệm Surface 1 & 2 tác động. Trong khi đó, đặt bên cạnh là dòng Surface Pro thì nó kém hơn hẳn về mọi mặt. Mặt khác, các đối thủ khác cũng đã đứng vững và có những mẫu mã máy tính bảng nhẹ hơn, ổn định hơn, đẹp hơn. Chủ đề máy tính lai laptop tuy thời điểm đó là một lợi thế, nhưng lại bị chính dòng sản phẩm cùng sở hữu của Microsoft Surface cạnh tranh.
Kết quả là hành trình của Surface RT phải khép lại tại đây. Đánh dấu sự chuyển hướng cũng như cho tất cả một bài học đắt giá về cách thức xây dựng sản phẩm cho người dùng. Không phải anh đặc biệt thì anh sẽ thành công mà sự phù hợp mới là tất cả.

Nhưng chưa phù hợp thì anh vẫn bị thất bại

4. Surface go – bước tiến mới đúng hướng

Sự ra đời và đặc điểm 

Ngày 02 tháng 8 năm 2018, Surface Go chính thức được phát hành. Đây là sản phẩm thế hệ đầu tiên dòng go của Microsoft Surface, nhưng chúng ta đều biết nó nối tiếp dòng Surface RT với một cái tên mới và hàng loạt cải biến

 

Thiết bị chạy Windows 10 Home ở chế độ S-Mode và có camera trước 5MP, camera hồng ngoại, camera sau 8 MP, chip NFC và chân đế hỗ trợ góc lên đến 165 °. Màn hình là màn hình PixelSense ™ 1800 x 1200 được liên kết quang học 3 x 2 với mật độ 217 PPI và góc nhìn đầy đủ 180 độ. Surface Go có giá khởi điểm 399$ không bao gồm Type Cover hoặc Surface Pen , phải mua riêng. Type Cover được cung cấp với màu đen, cùng với ba tùy chọn có vải Alcantara —Burgundy, Cobalt Blue và Platinum. Type Cover cũng sử dụng kết nối 8 chân thay vì kết nối 6 chân đặc trưng trong dòng Microsoft Surface RT trước đây, phá vỡ khả năng tương thích với các mẫu khác. Nghĩa là bàn phím Surface Go chỉ dùng được cho Surface Go

Microsoft Surface go

Những nét đặc trưng

  • Surface Go có Bộ xử lý Intel Pentium Gold 4415Y và GPU Intel HD Graphics 615. Các tùy chọn lưu trữ là 64GB, 128GB và 256GB.
  • Surface Go có thể sạc đầy pin trong 2 giờ.
  • Surface Go đi kèm với giắc cắm tai nghe , cổng USB-C và khe cắm thẻ nhớ micro SD .
  • Tất cả các cấu hình cũng có sẵn với Windows 10 Pro với mức phí bổ sung là 50$.
  • Máy tính bảng dày 8,3 mm nặng 0,52 kg.
  • Có 2 tùy chọn Ram 4GB hoặc 8GB

Phần cứng của Surface Go

Surface Go là sự bổ sung thứ 4 cho dòng sản phẩm Surface nhỏ với cấu trúc toàn thân bằng hợp kim magie. Surface Go từ lúc này hướng trực tiếp đến trẻ em, sinh viên và trường học.

Thiết bị có bộ vi xử lý Intel Pentium Gold không quạt bên trong.

Lần đầu tiên, thiết bị có cổng USB C với nguồn điện, thiết bị Surface đầu tiên hỗ trợ cổng như vậy và cổng Surface Connect . Máy ảnh mặt trước có cảm biến hồng ngoại hỗ trợ đăng nhập bằng Windows Hello .

Bàn phím có thể tháo rời, được bán riêng, sử dụng kết nối 8 chân tương thích với kiểu máy mới hơn.

Phầm mềm

Surface Go kèm cài đặt sẵn với Windows 10 Home trong S Mode và 30 ngày thử nghiệm của Office 365 . Với S Mode, người dùng chỉ có thể cài đặt phần mềm từ Windows Store . S Mode của hệ điều hành có thể được nâng cấp miễn phí lên Windows 10 Home hoặc Windows 10 Pro có phí.

Windows 10 được cài đặt sẵn với Thư, Lịch, Mọi người, Xbox , Ảnh, Phim và TV, Groove, Office và Edge . Thiết bị cũng hỗ trợ đăng nhập Windows Hello bằng nhận dạng khuôn mặt sinh trắc học .

Lưu ý cho người dùng trước đây là việc nâng cấp từ S Mode lên Window 10 sẽ là một bước đi cần xem xét kỹ. Vì việc chuyển đổi lại S mode từ win 10 là rất khó và thời điểm trước là bất khả thi. Cho tới thời điểm hiện tại ( 2020) việc chuyển đổi có thể được thực hiện bằng các bước thao tác. Nhưng bù lại thì sẽ mất hết dữ liệu và ứng dụng đang có trên nền window 10. Còn khi chuyển từ S Mode lên lại khá đơn giản và nhanh chóng

 

Tính phù hợp người dùng

Sau sự thay đổi của Surface 3. Người dùng cũng đã giảm những định kiến về hạn chế của dòng máy tính bảng lai laptop nhà Microsoft Surface. Vì vậy, những công bố về phần cứng cũng như khả năng chuyển đổi hệ điều hành đã tác động tới người dùng một cách tích cực.

Surface Go được đón nhận tại thị trường rất tốt, nó trở thành chủ đề so sánh đánh giá cùng đối thủ như Ipad trên nhiều kênh công nghệ và diện đàn. Surface Go ra mắt như là một đối trọng với Ipad chạy IOS thì nay đã có máy tính bảng tiêu chuẩn chạy window.nó đã phù hợp với người dùng hơn

 

Sức tiêu thụ của Surface Go không phải quá mạnh mẽ, nhưng với các lợi thế bao gồm : Giá rẻ, có bàn phím đính kèm nếu cần, chạy window. Nó thực sự là một sản phẩm phù hợp với nhiều người dùng ở nhiều công việc khác nhau hơn là chỉ dành cho trẻ em và trường học.
Giờ đây tiếp thị viên, marketing, hướng dẫn viên du lịch, quản lý nhà hàng… đều có thể dùng Surface Go như là một thiết bị hỗ trợ hay một siêu thiết bị phụ cho chiếc máy tính chính ở nhà. Ngay tại thị trường Việt Nam, mặc dù không phải ai cũng biết tới dòng sản phẩm này nhưng sức tiêu thụ cũng khá lớn.
Surface Go là bước đi đúng đắn của Microsoft Surface trong việc giữ lại 1 dòng máy tính lai nhưng nghiêng mạnh về hướng máy tính bảng .

 

5. Surface Go 2 – Hoàn thiện

Ra đời giữa đại dịch

Được công bố cùng Surface Book 3 vào ngày 6 tháng 5 năm 2020 trong sự kiện được tổ chức online vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Surface Go 2 tạm thời là sản phẩm mới nhất của dòng máy tính bảng Surface Go.

Surface Go 2 vẫn giữ nguyên thiết kế mỏng, nhẹ nhưng với màn hình 10,5 inch lớn hơn, thời lượng pin được cải thiện và hiệu suất được cải thiện, một mẫu cụ thể hoạt động nhanh hơn 64% so với Surface Go. Đây là lần đầu tiên bộ xử lý Intel Core m được cung cấp trong thiết bị nhỏ này.

Thiết bị chạy Windows 10 Home ở chế độ S Mode và có thể nâng cấp dễ dàng lên Window 10. Nó có cùng một camera trước 5 MP, camera sau 8 MP và một camera hồng ngoại, giống như model trước. Một NFC chip và một chân đế hỗ trợ một góc lên tới 165 ° cũng có mặt.

Có rất nhiều mẫu bàn phím tùy chon·

Với màn hình lớn hơn cũng đi kèm với độ phân giải 1920 x 1280 lớn hơn ở 220 ppi, trong khi vẫn duy trì tỷ lệ khung hình 3: 2.

Microsoft Surface Surface Go 2 bắt đầu từ $ 399,99 và tăng lên $ 729,99. Bàn phím có thể tháo rời với bàn di chuột và bút stylus được bán riêng.

Các đặc trưng của  Surface Go 2

  • Windows Hello với camera IR để đăng nhập nhận dạng khuôn mặt.
  • Bộ xử lý nhanh hơn với hiệu suất tăng 64% cho kiểu máy hàng đầu.
  • Một Intel Pentium Gold và Intel Core m3 CPU tùy chọn với Intel HD Graphics GPU .
  • Tùy chọn bộ nhớ là 4GB và 8GB
  • Các tùy chọn lưu trữ là 64GB, 128GB và 256GB.
  • Một Jack cắm tai nghe , một cổng USB-C , khe cắm thẻ nhớ  microSD  và một  khay thẻ cho mô hình LTE nano SIM .
  • Tất cả các cấu hình có thể được nâng cấp lên Windows 10 Pro với giá $ 50.
  • Máy tính bảng dày 8,3 mm nặng 544 gram
  • Pin lên đến 10 giờ sử dụng thông thường

lịch sử phát triển của surface go

Hướng đi đã chắc chắn

Về cơ bản, Microsoft Surface Go 2 kế thừa và phát huy sự thành công của Surface Go lên một mức hoàn thiện đối với dòng sản phẩm này. Sự thành công nhất định của Surface Go đã mở đường cho Microsoft nâng cấp cấu hình rộng hơn của Surface Go 2. Có vẻ mong muốn của gã khổng lồ này hướng tới nhiều hơn phạm vi đối tượng. Tiếp tục tập trung vào khả năng xử lý đa nhiệm hơn của thiết bị máy tính bảng. Dường như Surface Go 2 muốn lấn sân sang cạnh tranh 1 phần với dòng laptop mini của nhiều hãng khác. Khi mà lợi thế về giá cũng như tính ổn định của nó đã được công nhận một cách rộng rãi.

Thậm chí một người dùng bình thường văn phòng và thường phải đi lại giờ đây sẽ đắn đo trước việc lựa chọn Surface Go 2Surface Pro nào đó mà không phải là đắn đo với một sản phẩm đến từ thương hiệu khác. Sự gần nhau giữa 2 dòng sản phẩm này vừa đủ xa về cấu hình và hiệu năng nhưng cũng đủ xa về chi phí để so sánh hiệu quả kinh tế.

Mặc dù mới 8 năm phát triển và chỉ mới có 5 thế hệ ra mắt. Nhưng riêng đối với dòng máy tính bảng, ở mức độ nào đó, Surface Go đang từng bước tiến lên trong ý đồ thôn tính ngôi vị bá chủ làng máy tính bảng chạy window của mình.

Microsoft Surface go 2
Lợi thế về phần mềm của nhà làm ra sẽ khiến nó có 1 sự chủ động mà không hãng nào có được. Ví dụ như 1 bản cập nhập đặc biệt, 1 ứng dụng window đặc biệt nào đó mà chỉ sử dụng thiết bị Surface Go 3 hayMicrosoft Surface suface go 4 chẳng hạn mới là tốt nhất.

Và cho dù không có những điều đó. Thì Surface Go vẫn là 1 sản phẩm đáng giá, đáng để xem xét nhất là khi những ứng dụng window store không còn nghèo như thời Surface RT ra đời. Và rõ ràng xã hội cũng đang hướng tới việc học tập cho con em nhiều hơn là giải trí. Vậy nên chăng Surface Go giờ là lựa chọn tốt hơn nhiều so với Ipad ?

Chúng ta mới đi qua phần lịch sử hình thành và phát triển của Surface Go. Hãy đón đọc phần tiếp theo về dòng sản phẩm Surface Pro tại fanpage của Lapcity.

Xem thêm :

 

Bình luận và nhận xét về bài viết Lịch sử phát triển của Microsoft Surface Phần 1 – Surface Go