
Cấu hình và thông số mẫu Microsoft Surface Pro 9 và Microsoft Surface Laptop 5
Các bạn chắc hẵn đang vô cùng phấn khích với sự xuất hiện sắp tới của những mẫu Surface Laptop 5 và Microsoft Surface pro 9 của Microsoft. Trước không...
Xem thêmSurface studio là một cái tên danh giá bậc nhất trong tất cả các thiết bị của Surface, và cũng dành cho những đối tượng rất đặc trưng.
Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên với sản phẩm Surface RT năm 2012. Microsoft Surface đã nhanh chóng phát triển. Cho tới năm 2016, chỉ sau 4 năm ra mắt thị trường, cái tên Surface đã được chú ý và công nhận phần nào như một dòng các thiết bị máy tính xách tay, máy tính bảng cao cấp hàng đầu. Trong 4 năm Microsoft đã làm được việc của nhiều nhà sản xuất khác trong hàng thập kỷ hoặc nhiều hơn.
Tất nhiên lợi thế về sự phát triển của công nghệ cùng nguồn vốn khổng lồ là 2 yếu tố tối quan trọng giúp cho việc đưa thương hiệu Surface thành đối thủ đáng gờm của nhiều ông lớn khác.
Về cơ bản cho tới năm 2016, Surface RT đã ra phiên bản cuối cùng và vẫn vấp phải nhiều luồng ý kiến khác nhau. Bên cạnh đó, Surface Book với những bản cập nhập, nâng cấp và bổ xung vẫn chưa hoàn toàn làm hài lòng người dùng. Duy chỉ có Surface Pro đã đặt được bước chân vững chắc và chiếm vị trí tin tưởng trong lòng khách hàng với phiên bản Surface Pro 4.
Con đường cho những sản phẩm kể trên đã rõ ràng, nhưng tham vọng của Microsoft còn rộng và nhiều hơn phạm vi chỉ là những chiếc máy tính bảng hay laptop. Do vậy, Surface studio ra đời như một cách lấn sân sang mảng máy tính để bàn với một thiết kế hoàn toàn khác hẳn.
Surface studio là kiểu máy tính All-In-One. Ý tưởng được đưa ra kết hợp nhiều yếu tố, sự kết hợp của một máy tính cá nhân, một màn hình thật lớn để làm những việc liên quan tới đồ họa hay vẽ vời. Nó được công bố tại sự kiện về thiết bị sử dụng hệ điều hành Window 10 vào ngày 26 tháng 10 năm 2016.
Có vẻ như rất nhiều người hứng thú với sản phẩm này nên có nhiều đơn đặt hàng xuất hiện ngay ngày nó được công bố
Surface studio sử dụng hệ điều hành Window 10 với bản cập nhập Anniversary được cài đặt sẵn. Nó được tối ưu hóa cho Window 10 Creators Update ( phát hành vào 11 tháng 4 năm 2017). Mức giá bắt đầu từ 2999$ và đối tượng nhắm tới là những người làm nghề sáng tạo như thiết kế đồ họa, họa sĩ , nhà thiết kế và cả kiến trúc sư.
Surface studio có màn hình PixelSense 28 Inch, độ phân giải 4,5K với 4500 x 3000 pixel, sở hữu 13.5 triệu điểm ảnh với 192 dpt. Tại thời điểm nó ra đời, nó là một chiếc PC All – In One àn hình mỏng nhất với độ dày chỉ 12.5 mm. Theo Microsoft thì màn hình của Surface studio đạt mức True Color với hơn 1 tỷ màu. Tỷ lệ màn hình 3:2 giúp cho nó nhìn lớn hơn những màn hình có cùng kích thước 28 Inch như Imac.
Khung của màn hình được thiết kế bằng nhôm gia cường , là một sản phẩm hướng tới việc tương tác với màn hình rất nhiều nên nó được phủ lớp kính cường lực Gorilla Glass.
Phần bản lề mạ Crom mang tên Zeno Gravity Hinge là một thiết kế đặc biệt cho phép bạn có thể hạ nghiêng màn hình tới một góc gần như bằng phẳng. Các bezel của màn hình chứa camera 5,0 megapixel và camera hồng ngoại có dùng để nhận diện cho tính năng Window Hello.
Khi ra mắt lần đầu, Surface studio có 3 cấu hình tương ứng với 3 mức giá :
Các CPU nằm ở cơ sở. Thiết kế nhỏ gọn của nó chứa bộ vi xử lý Intel Core i5 hoặc Core i7 thế hệ thứ 6 và bộ xử lý đồ họa NVIDIA GeForce GTX 965M hoặc GeForce GTX 980M (cả hai tùy thuộc vào cấu hình). Hệ thống có thể được cấu hình với tối đa 32 GB RAM DDR4 và ổ cứng 2 terabyte . Nó cũng có bốn cổng USB 3.0 , một Mini DisplayPort , một đầu đọc thẻ SDXC và một kết nối tai nghe .
Không giống như nhiều máy tính để bàn, Surface studio hỗ trợ thông số kỹ thuật Chế độ chờ Hiện đại của Microsoft (trước đây gọi là InstantGo) , cho phép các tác vụ nền hoạt động trong khi máy tính đang ngủ. Bản cập nhật chương trình cơ sở đã được phát hành vào tháng 4 năm 2017 cho phép Cortana được triệu hồi thông qua lệnh thoại “Này, Cortana” từ chế độ ngủ, miễn là
Trên Surface studio, tất nhiên Surface Pen có thể sử dụng ngon lành, ngoài ra còn có Surface Dial. Một chiếc núm xoay có hiệu ứng rung cho phép người dùng tùy chỉnh nhanh các thiết lập trên ứng dụng phù hợp. Ví dụ lật trang, cuộn trang, chuyển màu sắc trong ứng dụng vẽ, âm thanh, hình ảnh, điều hướng…
Nó hoạt động giống như vòng tròn chọn lựa trong 1 tựa game nào đó kiểu giao diện mua đồ của CSGO. Bạn cần giữ Surface Dial để nó hiện menu công cụ hình tròn rồi xoay để chọn. Những người dùng chuyên nghiệp thường kết hợp Surface Dial trên Surface studio với Surface Pen thành thạo. Điều này sẽ tăng tốc rất nhiều quá trình vẽ, chọn, đổi màu.
Surface Dial tương thích với rất nhiều ứng dụng ngay khi ra mắt như Sketchable, mental canvas, Drawboard PDF, Moho 12, Bluebeam Revu; StaffPad, Office, Groove Music, Ink Replay.
Một số ứng dụng chuyên cho dân đồ họa như Photoshop, Premiere Pro, Lightroom, Autodesk, Solidworks cũng lập tức lên phương án hỗ trợ liên kết với Surface Dial khi có thông tin về đặc trưng của nó trên Surface studio ra mắt
Surface studio nhận được đánh giá chung tích cực từ các nhà phê bình công nghệ. Nhiều người khen ngợi màn hình lớn có độ phân giải cao, Tom Warren của The Verge gọi nó là “một trong những màn hình máy tính để bàn tốt nhất mà tôi từng sử dụng”. Cũng được khen ngợi về chất lượng thiết kế và xây dựng. Những lời chỉ trích bao gồm giá nhập cao của thiết bị, tất cả các cổng I / O ở mặt sau và việc sử dụng CPU Intel thế hệ trước và GPU Nvidia.
Surface studio trở thành một tiêu điểm thành công, rất nhiều người dùng làm nghề đồ họa, vẽ lập tức tìm mua sản phẩm này. Nó cũng trở thành điểm nổi bật và điểm đặc trưng của của các cửa hàng bán Surface muốn khách hàng nhìn thấy và trả nghiệm đầu tiên trong cửa hàng.
Mặc dù nó chắc chắn không phải là sản phẩm bán được nhiều nhất so với những dòng hướng tới nhiều người dùng phổ biến hơn như Surface Pro hay Surface Laptop. Nhưng nó là sản phẩm có tính biểu trưng tốt nhất tại thời điểm ra mắt của Microsft Surface.
Cho tới tận hiện tại, những chiếc Surface studio vẫn luôn được chiêm ngưỡng và thích thú với bất kỳ ai, dù không cần là fan của dòng máy Surface đi nữa. Và nếu có đủ điều kiện, bất cứ ai cũng muốn sở hữu chiếc máy này.
Surface studio 2 được công bố tại sự kiện của Microsoft vào ngày 10 tháng 2 năm 2018, 2 năm sau khi phát hành phiên bản đầu tiên của nó.
Máy tính để bàn thứ hai được sản xuất hoàn toàn bởi Microsoft, Surface studio 2 sử dụng hệ điều hành Windows 10 với bản cập nhật tháng 10 năm 2018 được cài đặt sẵn. Sản phẩm có giá khởi điểm từ $ 3,499, chủ yếu nhắm đến những người làm nghề sáng tạo như nghệ sĩ đồ họa và nhà thiết kế .
Về cơ bản thiết kế của nó y hệt như Suface Studio 1, sự khác biệt đến từ cấu hình bên trong
Thiết kế nhỏ gọn của nó chứa bộ vi xử lý Core i7 thế hệ thứ 7 (tên mã ” Kaby Lake “) và bộ xử lý đồ họa NVIDIA GeForce GTX 1060 hoặc GeForce GTX 1070 (cả hai tùy thuộc vào cấu hình). Hệ thống có thể được cấu hình với tối đa 32 GB RAM DDR4 và SSD 2 terabyte . Nó cũng có bốn cổng USB 3.0 , một cổng USB-C , đầu đọc thẻ SDXC và kết nối tai nghe .
Không giống như nhiều máy tính để bàn, Surface studio 2 hỗ trợ thông số kỹ thuật Chế độ chờ hiện đại của Microsoft (trước đây gọi là InstantGo) , cho phép các tác vụ nền hoạt động trong khi máy tính đang ngủ.
Trong cá cthuwr nghiệm với Klein K-10A ( máy đo màu của Tomsguide ) ở chế độ Vivid. Surface studio 2 tái tạo tới 167% màu sRGB ( bằng Imac của Aplle). Còn trong xếp hạng Delta-E, Surface studio đạt 0,13 so với 0.11 của Dell XPS 27″ 7760.
Trong khi Surface studio 1 có độ sáng 354 nits thì Studio 2 đạt tới 456 nits. Độ phân giải của nó là 4500×3000 vượt qua cả 4K Ultra HD ( 3840 x 2160) của màn hình Retina ( Apple)
Theo xu hướng, cho tới tận hiện tại, Surface studio 2 trở thành lựa chọn hàng đầu cho các chuyên gia sáng tạo nhờ thiết kế độc đáo, cấu hình mạnh mẽ và sự tiện dụng khi kết hợp với Surface Pen và Surface Dial. Cấu hình và màn hình của nó cũng cho trải nghiệm giải trí vô cùng tuyệt vời khi bạn xem phim hoặc chơi game.
Microsoft khi nói về Surface đã tuyên bố rằng. Nó sẽ đem lại một cái tiến mới trong thế giới PC. Vf quả thật nó trở thành một biểu trưng, một cỗ máy hoàn hảo tuyệt vời mà những chiếc PC sẽ hướng tới trong một khoảng thời gian rất dài nữa.
Surface studio là sản phẩm cuối cùng mà Lapcity muốn liệt kê rõ ràng về quá trình hình thành , phát triển và đặc trưng trong seri này.
Như vậy chỉ với 8 năm ngắn ngủi, một chặng đường không quá ngắn nhưng cũng không hề dài. Microsoft Surface đã trở thành một cái tên gần như được cả thế giới những người sử dụng laptop, máy tính bảng và PC biết tới. Một đối thủ không chỉ đáng gờm mà là vô cùng cần chú ý trong mắt những hãng sản xuất lão luyện hơn.
Thường cuộc chiến chạy đua chỉ chủ yếu giữa các dòng máy chủ lực của Apple và Dell , và hai gã khổng lồ này chỉ chú ý vào nhau nhiều năm qua. Nhưng với sự chen chân của gã trẻ tuổi mang tên Microsoft Surface, cả 2 sẽ cần có nhiều bước đi cẩn trọng hơn và chính xác hơn trong tương lai.
Dù sao đi nữa, một điều chắc chắn là Surface là một lựa chọn cực kỳ tuyệt vời khi bạn muốn mua một chiếc laptop hay máy tính bảng, hay cả 2. Nói về cả thẩm mỹ và những điều khác thì nó không thua kém bất cứ sản phẩm cao cấp nào của nhà Dell hay Apple. Có thể nó chưa thực sự bằng hay sánh ngang hàng với hai nhà sản xuất đã trên 30 năm . Nhưng nên nhớ đằng sau nó là Microsoft với nguồn lực không thua kém gì cả Apple.
Và quan trọng là từ vạch xuất phát, chỉ 8 năm mà Microsoft Surface đã đuổi sát chân, vậy cần bao lâu nữa để thương hiệu này sánh ngang và có thể đâu đó , ở một sản phẩm cụ thể nào đó còn vượt qua tất cả những nhà sản xuất laptop khác ?
Có thể bạn quan tâm hoặc không quan tâm điều đó, nhưng nên nhớ, càng nhiều nhà sản xuất chạy đua, càng nhiều hãng ganh đua thì người dùng như chúng ta càng có nhiều cơ hội sở hữu những chiếc máy tốt nhất với giá thành rẻ nhất.
Seri lịch sử phát triển của Microsoft Surface đã kết thúc tại phần này. Hãy tiếp tục đón đọc các seri khác của chúng tôi trên fanpage Lapcity
Xem thêm :
Bình luận và nhận xét về bài viết Lịch sử phát triển của Microsoft Surface Phần cuối – Surface Studio