
Cấu hình và thông số mẫu Microsoft Surface Pro 9 và Microsoft Surface Laptop 5
Các bạn chắc hẵn đang vô cùng phấn khích với sự xuất hiện sắp tới của những mẫu Surface Laptop 5 và Microsoft Surface pro 9 của Microsoft. Trước không...
Xem thêmNhiệt độ laptop là vấn đề rất nhiều người quan tâm, nhiều khách hàng còn lo lắng khi “cảm thấy” chiếc laptop của mình quá nóng.
Nhưng vấn đề là người dùng lại không có kiến thức cụ thể về vấn đề nhiệt độ máy tính xách tay. Như là nhiệt độ laptop bao nhiêu là tốt ? Kiểm tra nhiệt độ laptop như thế nào ? Nhiệt độ máy tính bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gì ?
Ngoài ra, tuy rất lo lắng khi laptop của mình bị nóng, nhưng rất ít người dùng chịu trang bị cho mình kiến thức để tối ưu vấn đề tản nhiệt, hay tệ hơn là sử dụng sai cách dẫn tới máy tính xách tay của mình nóng hơn nhiều so với một người khác cùng sử dụng.
Bài viết tổng hợp này của LapCity sẽ giúp bạn giải quyết các thắc mắc, hướng dẫn cách kiểm tra nhiệt độ laptop , cách sử dụng laptop tối ưu về tản nhiệt laptop
Thực chất không có cái gọi là nhiệt độ laptop lý tưởng. Trong quá trình hoạt động của máy tính xách tay, các linh kiện hoạt động và sinh ra nhiệt , sau đó tỏa ra xung quanh, qua các khe và lớp vỏ laptop từ đó tạo ra nhiệt độ mà bạn cảm nhận.
Vì vậy thay vì nói nhiệt độ laptop thực ra là ta cần kiểm tra nhiệt độ của các linh kiện laptop.
Trong các linh kiện laptop thì ram chỉ là bộ nhớ tạm để lưu trữ thông tin chờ CPU xử lý nên khả năng tỏa nhiệt là rất thấp. Tiếp đến là ổ cứng, hiện giờ thường là ổ SSD , tùy vào hãng sản xuất mà có khả năng chịu nhiệt độ khác nhau. Chức năng của ổ cứng là lưu trữ, xuất dữ liệu do vậy nó cũng hiếm khi phải hoạt động với công suất cao dẫn tới nhiệt độ tăng cao.
Hai thành phần hoạt động nhiều nhất và ảnh hưởng chung tới nhiệt độ laptop nhất là CPU và VGA.
CPU, với vai trò là bộ xử lý trung tâm, luôn phải hoạt động và xử lý mọi vấn đề , mọi thao tác, mọi mệnh lệnh của bạn cũng như thực thi các chức năng của bất cứ thứ gì hoạt động trong laptop của bạn. Do vậy nó lúc nào cũng trong tình trạng hoạt động mạnh mẽ nên có nhiệt độ khá cao.
Thường CPU được thiết kế để chịu đựng tới ngưỡng trên 100 độ C. Nhưng vượt qua mốc này thì CPU của bạn có khả năng đột tử bất cứ lúc nào tùy thuộc vào độ hên xui của bạn. Lời khuyến cáo chung là hãy để CPU hoạt động ở dưới 95 độ C là an toàn nhất và tất nhiên là càng mát càng tốt.
Trong các trường hợp bạn chạy đồ họa cần thiết như render file hay chơi game tải siêu nặng thì cần chú ý tới nhiệt độ của CPU. Nếu chỉ chạy trong thời gian ngắn thì tạm có thể chấp nhận, ví dụ thi thoảng render file mất 1 vài chục phút trong thời gian đó CPU lên tới cả gần trăm độ. Điều này vẫn ảnh hưởng tới độ bền cũng như vẫn có khả năng đột tử CPU nhất định nhưng thấp. Còn nếu cần dùng nhiều thì bạn nên tìm một mẫu laptop khỏe hơn nếu không muốn vừa đi mua máy mới mà vừa mất luôn máy cũ.
Nhiệt độ laptop cũng ảnh hưởng lớn nếu trên máy tính của bạn có VGA rời. Và chắc chắn những người tìm các mẫu laptop có card rời mục đích sử dụng đa phần hoặc là chơi game hoặc là làm đồ họa. Do vậy VGA sẽ bị khai thác khá nhiều.
Tương tự như CPU, VGA có ngưỡng chịu đựng nhiệt độ vượt cả trăm độ C tùy vào hãng, chủng loại sản xuất. Nhưng lý tưởng vẫn là dưới 95 độ C trong quá trình hoạt động. Lý do mà VGA bị tăng cao nhiệt độ là vì nó phải xử lý các hình ảnh nặng nề, khó nhằn so với khả năng nó được thiết kế.
Ví dụ với một chiếc VGA tầm trung nhưng bạn bắt ép nó chạy tối đa để chơi các game AAA nặng thì nó sẽ luôn ở trạng thái hoạt động max công suất, do vậy nhiệt độ tăng cao. Kéo dài sẽ khiến khả năng hỏng hóc.
Thông qua nội dung trên, bạn chắc đã hiểu phần nào nhiệt độ laptop là hầu hết nói về nhiệt độ CPU và VGA chứ không phải nhiệt độ của 1 điểm nào đó bạn chạm tay vào và cảm nhận.
Có 3 yếu tố việc cảm nhận nhiệt độ laptop bằng tay sai hoàn toàn.
Thứ nhất : Cảm nhận nhiệt độ của mỗi người là khác nhau vì khả năng , thói quen, công việc của mỗi người là khác nhau hoàn toàn. Với một người bình thường sờ vỏ máy ở nhiệt độ 40 độ C đã có thể kêu là quá nóng, nhưng một người luôn làm việc ngoài trời hoặc làm đầu bếp chẳng hạn thì 40 độ C vẫn còn rất mát mẻ. Và thời tiết bên ngoài cũng cho bạn cảm nhận khác nhau. Ví dụ mùa hè thì nhiệt độ bình thường bạn đã thấy nóng rồi, nên sờ vào laptop cũng có cảm giác nóng hơn là mùa đông.
Thứ 2 : Thiết kế tản nhiệt của mỗi laptop là rất khác nhau. Người dùng còn hay nhầm lẫn việc vỏ laptop nóng nghĩa là nhiệt độ laptop cao trong trường hợp laptop có lớp vỏ kim loại, hợp kim và được thiết kế tản nhiệt thụ động ví dụ như dòng Surface Laptop Go 2, Surface Pro… Thực tế các dòng máy cao cấp hơn, có vỏ bằng hợp kim hay kim loại có khả năng tản nhiệt thông qua việc hấp thụ nhiệt vào vỏ rồi tỏa ra môi trường nên bề mặt laptop luôn có nhiệt độ cao hơn so với các dòng vỏ nhựa. Còn các dòng vỏ nhựa vì truyền được rất ít nhiệt qua vỏ, cho cảm giác sờ tay mát hơn nhưng thực tế bên trong nóng hơn nhiều vì không thoát nhiệt thụ động được mà phụ thuộc hoàn toàn vào cơ chế tản nhiệt của máy
Thứ 3 : Ở các vị trí khác nhau trên bề mặt laptop sẽ có cảm nhận nhiệt khác nhau, ví dụ ở càng gần vị trí đặt CPU và VGA hay khe tản nhiệt thì nhiệt độ laptop sờ vào sẽ có cảm giác càng cao. Càng ở xa sẽ càng mát hơn.
Do vậy đừng bao giờ xác định nhiệt độ laptop là nóng hay ổn bằng tay mà hãy dùng những cách cụ thể có ở phía dưới bài viết này.
Nhiệt độ CPU và VGA đo được thường được chia làm 5 mốc sau :
– Dưới 60 độ C: Nhiệt độ laptop lý tưởng , thoải mái hoạt động , không có vấn đề gì
– Từ 60 – 70 độ C: Vẫn ổn và chấp nhận được nếu bạn đang chạy đa nhiệm. Nếu bạn đang chạy rất ít việc như chỉ gõ văn phòng và nghe nhạc thì có lẽ tới lúc cần làm vệ sinh cho laptop rồi
– Từ 70 – 80 độ C: Nhiệt độ khá cao và chấp nhận được nếu bạn đang chơi game khá nặng hoặc dùng nhiệu tác vụ đa nhiệm, khai thác hầu hết công suất ram. Nếu kéo dài bạn nên đi kiểm tra, vệ sinh, thay keo tản nhiệt cho CPU
– Từ 80 – 90 độ C: Nếu không phải bạn đang thực hiện 1 tác vụ siêu nặng so với cấu hình của máy trong 1 khoảng thời gian tạm thời mà điều này diễn ra liên tục thì đây là mức rất nóng. Bạn cần đi kiểm tra kỹ 1 cách tổng thể , vệ sinh, thay keo tản nhiệt và theo dõi nhiệt độ laptop sau đó. Nó đem tới sự ảnh hưởng giảm tuổi thọ cũng như hiệu năng của các thành phần trong laptop.
– Trên 90 độ C: Rất nguy hiểm, chắc chắn hệ thống đang phải tải siêu nặng, vượt ngưỡng công suất được thiết kế. Cần dừng hoạt động và kiêm tra gấp trừ trường hợp bạn đã dự phòng tình huống như render file trong 1 khoảng thời gian chấp nhận được.Nhiệt độ CPU, VGA laptop vượt ngưỡng này liên tục có nghĩa những nguy cơ về đột tử máy, thậm chí cháy nổ đang thường trực xảy ra.
Để kiểm tra nhiệt độ laptop đúng và đơn giản, bạn hãy dùng các phần mềm miễn phí. Một số phần mềm kiểm tra nhiệt độ linh kiện trong laptop của bạn phổ biến như :
CPUID HWMonitor là phần mềm kiểm tra nhiệt độ máy tính chi tiết , đơn giản bậc nhất. Dễ dàng cài đặt , sử dụng và dễ hiểu. Nó còn giúp kiểm tra luôn tình trạng chi tiết của pin và các chỉ số khác. Nó đóng vai trò là một phần mềm giám sát phần cứng nói chung chứ không chỉ là phần mềm đo nhiệt độ.
SpeedFan là phần mềm có tuổi thọ lâu đời, tuy giao diện không đẹp mắt , hơi cổ một chút nhưng tính chính xác và hiệu quả cao.Có thể nói là đừng hàng đầu trong các phần mềm theo dõi nhiệt độ laptop, điện áp, tốc độ quạt.
Điều nổi bật đúng như tên gọi của mình là nó cho phéo bạn điều chỉnh tốc độ của quạt tản nhiệt trong laptop ( nếu có )
Nếu bạn muốn tìm phần mềm giao diện đơn giản nhất, thông tin đầy đủ và dễ hiểu nhất trong việc kiểm tra nhiệt độ laptop thì lời khuyên là hãy lựa chọn Speccy. Nó hiển thị đủ hết thông tin về CPU, RAM, Motherboard, Graphics, ổ cứng, ổ CD và Audio. Vừa nhiều vừa đơn giản, nhìn cái ai cũng hiểu, thông tin nhiệt độ rất rõ ràng bên cạnh cả thông tin hiệu suất.
Mặc dù HWiNFO là tiện ích cực kỳ mạnh mẽ trong việc hiển thị tất cả các thông tin về từng linh kiện phần cứng trong laptop và tất nhiên là cả hiển thị nhiệt độ các linh kiện đó. Chưa kể nó còn mạnh mẽ hỗ trợ cài đặt driver giúp bạn thật chính xác. Nhưng nếu bạn chỉ dùng với mục đích kiểm tra nhiệt độ laptop hay là người dùng cơ bản, không quen dùng các phần mềm phức tạp 1 chút thì nó có thể gây nhức mắt bạn.
Nó có rất nhiều giao diện và tab sử dụng. Và đừng thắc mắc tại sao nó phức tạp, vì một trong những chức năng nó được cực kỳ nhiều con sâu máy tính yêu thích là kiểm tra ép xung và hỗ trợ ép xung phần cứng máy tính. Thứ mà nếu là tay ngang thì bạn tuyệt đối không nên thử
Đây là phần mềm theo dõi nhiệt độ CPU đơn giản bậc nhất nhưng lại chỉ tập trung vào CPU. Chiếm cực kỳ ít tài nguyên, và nếu laptop của bạn không có card rời thì thứ duy nhất bạn cần quan tâm chắc là nhiệt độ CPU rồi. Vậy thì Core temp là lựa chọn cực kỳ thích hợp nếu bạn ưa sự đơn giản tối đa
Tương tự với Core Temp, Real Temp cực kỳ đơn giản, dễ dùng. Nhưng hơn Core Temp ở chỗ nó còn hỗ trợ quản lý hiệu suất, cho bạn biết tốc độ lý tưởng của chiếc laptop bạn đang sử dụng ra sao. Thông qua đây bạn cũng có thể biết nhiệt độ tối thiểu và tối đa chịu đựng trên chiếc laptop của mình là bao nhiêu
Everest Ultimate Edition được coi là phần mềm kiểm tra nhiệt độ, thông tin PC/Laptop hàng đầu đối với thế hệ 8x. Giao diện dễ dùng nhưng thông tin cực kỳ chi tiết , kiểm tra được từng thành phần trong laptop của bạn dễ dàng. Giao diện bắt mắt như một cửa sổ explorer quen thuộc vậy.
Rất nhiều bạn, đặc biệt các bạn nữ, vì thói quen và tiện dụng mà sử dụng laptop sai cách, gây ảnh hưởng làm tăng nhiệt độ laptop. Một trong những thứ thường thấy là vị trí đặt laptop. Nhiều bạn đặt laptop lên đệm, sofa để tiện dùng như vừa nằm vừa xem phim, giải trí . Hay đặt trên đùi… đây là những bề mặt mềm, không thoát nhiệt mà hấp thu nhiệt rồi tỏa trở lại.
Điều này rất ảnh hưởng tới khả năng thoát nhiệt của laptop, do vậy nhiệt độ laptop tăng cao hơn mức bình thường. Bạn nên đặt laptop ở các bề mặt cứng, tốt nhất đặt phần bản lề cao hơn 1 chút so với mặt bàn. Không những giúp tản nhiệt dễ hơn mà còn gõ phím dễ dàng hơn. Hiện tại nhiều dòng laptop được thiết kế để có trạng thái này bất cứ khi nào mở máy, như là bản lề Ergo-lift của dòng laptop Asus
Để nhiệt độ laptop luôn ở ngưỡng tốt nhất thì vấn đề vệ sinh laptop là vấn đề bạn cần quan tâm. Vì bận rộn hay nhiều khi là do lười, quên mà bạn không vệ sinh máy. Vệ sinh ở đây có 2 loại. Vệ sinh tổng thể bề mặt ngoài máy bạn có thể tự làm bằng vải mềm hoặc mua bộ vệ sinh laptop rất rẻ bán ở rất nhiều nơi.
Bạn hãy làm sạch bụi ở bàn phím, các cổng kết nối. Điều này không chỉ giúp nhiệt thoát ra dễ dàng hơn mà laptop của bạn luôn như mới.
Còn từ 6 tháng tới 1 năm một lần , bạn nên đem máy tới các cửa hàng laptop để vệ sinh bên trong máy. Vì dù giữ gìn thế nào cũng không tránh được bụi bám bên trong các linh kiện, có thể chặn bớt các khe tản nhiệt. Nếu bạn mua tại các cửa hàng bán laptop uy tín như LapCity thì sẽ có dịch vụ vệ sinh laptop miễn phí.
Nhiệt độ laptop sẽ ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ môi trường. Lý do là vì laptop cũng như cơ thể người, thoát nhiệt ra môi trường xung quanh. Và nếu môi trường xung quanh quá nóng thì tốc độ cũng như khả năng thoát nhiệt sẽ chậm hơn hẳn. Từ đó nhiệt độ sẽ bị tăng và giữ ở mức cao hơn là ngồi trong môi trường mát mẻ.
Trừ trường hợp bắt buộc, nếu không hãy sử dụng laptop ở môi trường mát mẻ nhất có thể.
Như đã nói, nhiệt độ laptop ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ CPU. Và với CPU thì lớp keo tản nhiệt là yếu tố quan trọng hàng đầu để tản nhiệt nhanh. Vì là một lớp keo nên theo thời gian nó cũng bị giảm khả năng , thất thoát dần. Do vậy cách 1 khoảng thời gian có thể 1 năm trở lên bạn cần thay thế keo tản nhiệt.
Tiện lợi nhất là mang laptop đi vệ sinh và tiện thể thay keo tản nhiệt luôn. Chi phí thay keo cũng rất rẻ chỉ vài chục ngàn nhưng đem lại lợi ích lớn, giúp laptop của bạn bền bỉ hơn.
Giảm nhiệt độ laptop bằng đế tản nhiệt là phương pháp tuy hơi cồng kềnh vì có thêm phụ kiện , nhưng lại rất tuyệt vời. Cả về mặt thẩm mỹ, tính sử dụng thoải mái hơn khi gõ máy và bảo vệ độ bền cho laptop.
Có rất nhiều loại đế tản nhiệt trên thị trường với đủ mọi mẫu mã, kích thước, màu sắc khác nhau, dễ dàng phù hợp đúng túi tiền, sở thích của bạn.
Khi bạn vừa dùng vừa cắm sạc liên tục , trong những lúc dùng hiệu năng cao thì đến một ngưỡng pin lại được sạc lại. Việc vừa sạc pin, vừa sử dụng sẽ làm nhiệt độ pin cao , từ đó làm nhiệt độ laptop cũng cao thêm.
Bạn có thể tìm hiểu thêm cách sử dụng pin đúng và tránh bị chai pin tại đây
Vấn đề này LapCity đã khuyến cáo trong rất nhiều bài viết tư vấn. Không chỉ nhiệt độ laptop mà cả về pin, độ bền… của laptop thì việc bạn không tắt máy trong một thời gian dài đều ảnh hưởng rất nhiều tới laptop.
Khi bạn chỉ để sleep hay hibernate , nhiều linh kiện vẫn phải duy trì hoạt động ở mức thấp. Từ đó vẫn tỏa nhiệt, giảm độ bền theo thời gian. Khi độ bền các linh kiện giảm, hiệu suất sẽ bị ảnh hưởng, máy phải cố gắng ép chạy một cách mệt mỏi hơn và nhiệt độ cũng từ đó cao hơn.
Ép xung là phương pháp can thiệp để tăng hiệu suất chủ yếu là CPU và VGA chạy vượt qua công suất thiết kế của nhà sản xuất.
Trên thực tế, khi bạn đọc cấu hình cụ thể của một mẫu CPU chả hạn thì sẽ có tốc độ xung nhịp cao nhất. Nhưng đây không phải con số cao nhất mà CPU này có thể đạt, mà là mức nhà sản xuất định mức để đảm bảo linh kiện chạy an toàn, bền bỉ.
Việc ép xung là dùng phần mềm và 1 số cách thức can thiệp để phá vỡ định mức này, ép linh kiện chạy ở mức công suất cao nhất có thể, giúp laptop của bạn nhanh – khỏe hơn. Và trả giá cho điều này là nhiệt độ thường tăng cực kỳ cao, linh kiện sẽ giảm nghiêm trọng về độ bền.
Bạn đã nắm được nhiệt độ laptop sẽ ảnh hưởng từ CPU rất nhiều. Mà CPU thì thông thường nhiệt độ cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng công việc nó phải xử lý.
Có rất nhiều phần mềm sau khi cài đặt, do tùy chọn hoặc không để ý mà luôn có trạng thái “tự mở khi khởi động máy”. Và từ đó rất nhiều phần mềm bạn không dùng tới hoặc ít dùng
vẫn luôn ở trạng thái bật. CPU, Ram vẫn phải xử lý tác vụ của phần mềm này đôi khi trong vô hình ( không hiển thị trên màn hình) , các app ẩn… và khiến nó bị tăng nhiệt độ.
Hãy tìm hiểu cách kiểm tra phần mềm ẩn và xóa hoặc ít nhất hãy để nó ở trạng thái không tự động bật mà chỉ bật khi được bạn chủ động mở lên sử dụng.
Cuối cùng nhưng lại rất quan trọng. Đó là chọn laptop đúng mục đích sử dụng sẽ giúp nhiệt độ laptop được tối ưu.
Rất đơn giản, khi bạn có một chiếc laptop yếu mà ép nó chạy những thứ nặng , ví dụ 1 game yêu thích. Thế là CPU, RAM và tất cả những gì liên quan để chạy cái game đó đều bị ép chạy công suất tối đa. Tất nhiên máy của bạn sẽ nóng lên nhanh chóng và giảm độ bền.
Một điều khác, cùng 1 số tiền bỏ ra bạn có rất nhiều lựa chọn hãng – cấu hình khác nhau. Bạn cần xác định được nhu cầu sử dụng của mình vào việc gì là chủ yếu và lựa chọn ưu tiên tính phù hợp cho việ cđó từ CPU, RAM và card màn hình.
Cùng là CPU, Card màn hình nhưng có rất nhiều chỉ số, hệ khác nhau để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Cũng tương tự, tại sao các hãng sản xuất phải chia ra làm nhiều dòng máy, model đơn giản là để người mua tiện lợi lựa chọn máy dễ hơn, đúng mục đích sử dụng hơn.
Vậy hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi chọn lựa, hoặc dễ hơn là tìm tới đơn vị bán laptop uy tín LapCity để được tư vấn miễn phí qua Fanpage nhé.
Bình luận và nhận xét về bài viết Nhiệt độ laptop bao nhiêu là tốt- cách kiểm tra nhiệt độ laptop