
Cấu hình và thông số mẫu Microsoft Surface Pro 9 và Microsoft Surface Laptop 5
Các bạn chắc hẵn đang vô cùng phấn khích với sự xuất hiện sắp tới của những mẫu Surface Laptop 5 và Microsoft Surface pro 9 của Microsoft. Trước không...
Xem thêmTiêu chuẩn MIL-STD-810G hiện tại được áp dụng trên khá nhiều mẫu laptop. Vậy nó là tiêu chuẩn gì và độ bền trong thực thế sẽ như thế nào?
MIL-STD-810G là một trong những tiêu chuẩn quân sự Hoa Kỳ đối với các thiết bị được quân đội Mỹ sử dụng. Những thiết bị này cần phải trải qua hàng loạt bài kiểm tra khắc nghiệt trong phòng thí nghiệm bao gồm khả năng chịu nhiệt độ, áp suất, chất lỏng, bụi, khả năng chống chịu va đập… Hiện nay tiêu chuẩn này cũng được sử dụng trên một số sản phẩm thương mại như laptop đến từ các hãng như Dell, Asus….
Trước MIL-STD-810G quân đội Mỹ cũng đã có những tiêu chuẩn khác như 810F được đưa ra vào năm 2000 và tiêu chuẩn 810E đưa ra vào năm 1989. Nhìn chung những tiêu chuẩn này đều rất khắc nghiệt nhất là với những sản phẩm công nghệ. Và mỗi tiêu chuẩn đưa ra sau này lại được nâng cấp thêm một số thử nghiệm hoặc gia tăng cường độ ở những thử nghiệm trước để phù hợp với điều kiện thực tế và sự phát triển của công nghệ trong thời đại.
Nếu bạn nhìn những chiếc laptop dell dành cho quân đội mỹ sẽ thấy nó vô cùng hầm hố với độ dày vào thuộc hàng khủng khi so sánh với những chiếc laptop hiện nay. Bên cạnh đó là những vật liệu siêu bền và chịu được sự tấn công mạnh mẽ từ môi trường bên ngoài. Phần lớn sẽ là bằng nhựa hoặc cao su. Nếu không nói trước có lẽ bạn sẽ nghĩ đây là những chiếc cặp chứ không phải là laptop.
Nhờ tiêu chuẩn này mà độ bền của những chiếc laptop được nâng cao đáng kể. Dù bạn có ngâm dưới nước hay sử dụng ngoài trời nó vẫn có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên hiện nay tiêu chuẩn MIL-STD-810G không chỉ dành cho những thiết bị quân sự mà ngay cả những chiếc laptop thương mại cũng đã sử dụng tiêu chuẩn này để nâng cao độ bền khi chịu va đập hoặc có rủi ro xảy ra. Tuy nhiên mức độ sẽ thấp hơn so với những thiết bị của quân đội.
MIL-STD-810G có thể coi là ác mộng với những thiết bị công nghệ. Chúng phải vượt qua tất cả các bài thử nghiệm thì mới được cấp chứng nhận. Do đó những sản phẩm này thường khách hàng sẽ không cần phải lo nghĩ quá nhiều về độ bền trong quá trình sử dụng.
Vậy những nhà sản xuất cần phải trải qua những bài thử nghiệm nào mới có thể đạt được tiêu chuẩn MIL-STD-810G. Những thiết bị để đạt được tiêu chuẩn này cần phải vượt qua 29 bài kiểm tra khác nhau với hàng loạt những giả thiết được đưa ra dựa vào thực tế sử dụng để đảm bảo rằng trong mọi môi trường khắc nghiệt chiếc máy vẫn có thể hoạt động tốt. 29 bài kiểm tra bao gồm:
Phương pháp thử 500.6 Áp suất thấp (Độ cao)
Phương pháp thử 501.6 Nhiệt độ cao
Phương pháp thử 502.6 Nhiệt độ thấp
Phương pháp thử 503.6 Sốc nhiệt độ
Phương pháp thử 504.2 Nhiễm chất lỏng
Phương pháp thử 505.6 Bức xạ mặt trời (Ánh nắng mặt trời)
Phương pháp thử 506.6 Mưa
Phương pháp thử 507.6 Độ ẩm
Phương pháp thử 508.7 Nấm
Phương pháp thử 509.6 Sương muối
Phương pháp thử 510.6 Cát và Bụi
Phương pháp thử 511.6 Khí quyển nổ
Phương pháp thử nghiệm 512.6 ngâm
Phương pháp thử 513.7 Gia tốc
Phương pháp thử nghiệm 514.7 Rung
Phương pháp kiểm tra 515.7 Tiếng ồn âm thanh
Phương pháp thử 516.7 Sốc
Phương pháp thử 517.2 Pyroshock
Phương pháp thử 518.2 Khí quyển có tính axit
Phương pháp thử nghiệm 519.7 Chấn động do tiếng súng
Phương pháp thử 520.4 Nhiệt độ, độ ẩm, độ rung và độ cao
Phương pháp thử 521.4 Mưa đóng băng / Mưa đóng băng
Phương pháp thử 522.2 Sốc đạn đạo
Phương pháp thử 523.4 Vibro-Âm thanh / Nhiệt độ
Phương pháp thử nghiệm 524.1 Đông lạnh / Làm tan băng
Phương pháp thử nghiệm 525.1 Sao chép dạng sóng thời gian
Phương pháp thử 526.1 Tác động đường sắt.
Phương pháp thử 527.1 Nhiều Exciter
Phương pháp thử 528.1 Rung động cơ học của thiết bị trên tàu (Kiểu I – Môi trường và Kiểu II – Kích thích bên trong)
29 bài kiểm tra đánh giá có thể coi là vô cùng ấn tượng dành cho laptop. Khá ít những chiếc laptop được kinh doanh thương mại có thể đáp ứng được tiêu chuẩn này. Hoặc nếu có áp dụng được thì cũng chỉ ở mức cơ bản. Mặc dù vậy thì đạt được tiêu chuẩn này thì chiếc laptop của bạn đã bền hơn hầu hết những chiếc laptop khác trên thị trường.
Có thể nói các bài kiểm tra của tiêu chuẩn MIL-STD-810G khá khắc nghiệt mặc dù những chiếc laptop thương mại nếu được cấp tiêu chuẩn này cũng chỉ cần vượt qua các bài kiểm tra ở mức cơ bản. Tuy nhiên vẫn có câu hỏi đặt ra là laptop có thực sự cần thiết có tiêu chuẩn này khi chi phí để đáp ứng được nó trên mỗi chiếc laptop cũng sẽ bị chênh lên một khoản.
Trên thực tế người dùng sử dụng laptop thường khá cẩn thận với sản phẩm của họ. Laptop sử dụng xong thường sẽ đúc vào balo hoặc cặp sách để di chuyển sang nơi khác. Những ai cẩn thận hơn có thể dùng túi chống sốc để ddwungj laptop. Chính vì vậy những chiếc laptop sẽ bị tác động ít bởi môi trường bên ngoài so với những giả thiết được đưa ra ở tiêu chuẩn MIL-STD-810G đưa ra. Do đó phần lớn người dùng không cần đến một chiếc laptop qúa bền đến vậy.
Với những khách hàng thường xuyên phải sử dụng máy ở ngoài công trường hay di chuyển nhiều thì tiêu chuẩn MIL-STD-810G nếu có cũng rất tốt vì những đối tượng khách hàng này thường có rủi ro cao hơn. Vì thế một chiếc laptop có độ bền cao sẽ hạn chế tối đa những chi phí phải bỏ ra khi phải sửa chữa laptop so với chi phí chênh lênđể máy đạt được tiêu chuẩn MIL-STD-810G này.
Nếu bạn cần mua những dòng surface như, Surface Book, surface laptop, surface pro, surface go cùng với những chiếc laptop khác như Dell, Dell Xps, Dell Xps 2021… Để sử dụng phục vụ cho nhu cầu học tập và làm việc có thể đến ngay lapcity – Hệ thống bản lẻ laptop uy tín để được tư vấn kĩ và trải nghiệm những sản phẩm có sẵn tại cửa hàng.
Bình luận và nhận xét về bài viết Tìm hiểu về tiêu chuẩn quân đội Mỹ MIL-STD-810G trên laptop