
Cấu hình và thông số mẫu Microsoft Surface Pro 9 và Microsoft Surface Laptop 5
Các bạn chắc hẵn đang vô cùng phấn khích với sự xuất hiện sắp tới của những mẫu Surface Laptop 5 và Microsoft Surface pro 9 của Microsoft. Trước không...
Xem thêmTốc độ xung nhịp là một trong những thông số quan trọng để đo sức mạnh của cpu trong laptop của bạn. Vậy thông số này có ý nghĩa gì?
Nếu bạn là một người có am hiểu về máy tính một chút thì chắc hẳn ngoài cái tên của cpu như core i3, core i5 hay i7 thì bạn cũng sẽ quan tâm đến tốc độ xung nhịp mà chiếc cpu đó có. Đây cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức mạnh của một con chip so với những dòng chip khác hoặc những con chip đến từ thương hiệu khác như amd, arm hay intel. Cũng có một số những thông số khác tác động đến con chip như số nhân, bộ nhớ đệm…
Tốc độ xung nhịp là số chu kỳ mà con chip có thể thực hiện được trong một giây. Nó cũng có thể gọi là tần số cpu vì đơn vị đo xung nhịp là gigahertz (Ghz). Để hiểu sâu hơn một chút thì một chút thì một chu kỳ là một xung được đồng bộ hóa bởi một bộ giao động bên trong. Có thể nói số chu kỳ cpu thực hiện được trong một giây là cách để người ta đo tốc độ xử lý của cpu. Và trong một chu kỳ là hàng tỷ bóng bán dẫn được đóng và mở.
Có thể nói tốc độ xung nhịp của cpu là một trong những thống số quan trọng để đo sức mạnh của con chip. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì con số đôi khi lại chưa thực sự chính xác tuyệt đối. Điển hình như những con chip được sản xuất vào năm 2006 với mức xung nhịp được đo là 2,6ghz. Tuy nhiên cho tới năm 2019 cũng vẫn có những con chip có mức xung nhịp xoay quanh mức 2,6ghz này.
Như vậy có phải thực sự hai con chip này có sức mạnh tương đương nhau hay không trong trường hợp ta bỏ qua tất cả các thông số khác. Câu trả lời là không. Theo thời gian nhà sản xuất sẽ cải tiến công nghệ của mình để có thể nâng cấp được hiệu quả trong mỗi chu kì. Có nghĩa là nếu như trước kia một chu kỳ cpu chỉ có thể thực hiện được 5 phép tính. Nhưng đến thời điểm hiện tại 1 chu kỳ cpu có thể tính toán được 10 phép tính cùng lúc. Như vậy dường như hiệu năng đã được nâng lên gấp đôi trong khi mức xung nhịp vẫn như vậy.
Khi đọc thông số con chip bạn sẽ thấy thông tinh tốc độ xung nhịp của chúng sẽ trong một khoảng nào đó ví dụ như 1,8-3,6Ghz. Hoặc cũng có những nơi bán laptop ghi tốc độ xung nhịp turbo của cpu lên tới 3,6ghz. Trong thực tế thì không phải lúc nào con chip cũng có thể duy trì được mức xung nhịp này. Trong khi sử dụng laptop sẽ có lúc bạn cần xử lý những tác vụ nặng như thiết kế hoặc render video.
Những lúc như vậy thì tốc độ xung nhịp của cpu sẽ linh hoạt có thể tăng lên mức tối đa là 3,6ghz. Sau khi xử lý tác vụ nặng xong thì nó sẽ tự động trở lại tốc độ xung nhịp thông thường. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lạc quan với tốc độ của turbo. Vì trong thực tế nếu như tốc độ con chip được tăng lên thì nó cũng chỉ có thể hoạt động trong thời gian ngắn. Những tác vụ xử lý dài sẽ quá tải và cpu sẽ tự giảm xung nhịp.
Vì vậy bạn vẫn nên lưu ý đến tốc độ xung nhịp cơ bản của cpu trước khi mua laptop.
Có thể bạn sẽ thấy một chiếc cpu có thể có nhiều tốc độ xung nhịp khác nhau. Điều này cũng có thể giải thích khá đơn giản. Những con chip hiện nay có sự khác biệt khá lớn so với những con chip trước kia đó là số nhân mà chúng có. Những con chip cách đây hàng chục năm thường là những con chip đơn nhân nên xung nhịp sẽ là thông số cơ bản để đo sức mạnh con chip.
Tuy nhiên để cải thiện và gia tăng hiệu suất của con chip thì hiện nay người ta đã tăng số nhân trong một con chip cpu lên. Ví dụ như cùng một cpu nhưng có những cpu có 2 nhân, có cpu có 4 nhân. Và trong mỗi nhân này chúng lại có những tốc độ xung nhịp khác nhau.
Để tối ưu lượng điện năng tiêu thụ và hiệu quả hoạt động thì các nhà sản xuất hiện nay sẽ sử dụng những nhân có tốc độ xung nhịp khác nhau. Khi bạn xử lý những tác vụ nhẹ nhàng thì những nhân có tốc độ xung nhịp thấp sẽ tiến hành xử lý để tiết kiệm năng lượng. Khi xử lý những tác vụ nặng thì sẽ để nhân có mức xung nhịp cao hơn xử lý. Hoặc tất cả các nhân cùng được kích hoạt đối với những tác vụ đa luồng.
Đây là lý do vì sao một chiếc cpu có thể có những mức xung nhịp khác nhau.
Ngoài ra một số người dùng yêu thích công nghệ muốn nâng cấp con chip của mình có thể dùng những phương pháp ép xung. Có nghĩa là tác động để tăng mức xung nhịp của con chip vượt quá thông số mà nhà sản xuất đưa ra. Tất nhiên để làm được điều này bạn cũng cần am hiểu về công nghệ để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình ép xung.
Nếu bạn đang tìm kiếm những chiếc laptop đến từ các thương hiệu như hp gồm Hp pavilion, hp notebook… hoặc những chiếc laptop đến từ thương hiệu Dell như Dell Xps, Dell Xps 2021… Để sử dụng phục vụ cho nhu cầu học tập và làm việc có thể đến ngay lapcity – Hệ thống bản lẻ laptop uy tín để được tư vấn kĩ và trải nghiệm những sản phẩm có sẵn tại cửa hàng.
Bình luận và nhận xét về bài viết Tìm hiểu về tốc độ xung nhịp của Cpu trong laptop