
Cấu hình và thông số mẫu Microsoft Surface Pro 9 và Microsoft Surface Laptop 5
Các bạn chắc hẵn đang vô cùng phấn khích với sự xuất hiện sắp tới của những mẫu Surface Laptop 5 và Microsoft Surface pro 9 của Microsoft. Trước không...
Xem thêmTPM, một con chip mà trước đến nay mà nhiều người không biết đến nó là gì mà chỉ sau một đêm lại được săn đón một cách dồn dập.
Windows 11 mấy ngày qua luôn được mọi người bàn tán xôn xao và được đếm từng ngày để ra mắt. Bên cạnh đó một cái tên cũng bỗng nhiên “phát sáng” không kém ngỡ như cô hoa hậu nổi lên sau đêm đăng quang vậy. Vâng đó chính là TPM.
Bạn không biết TPM là gì, phải thôi vì đây vốn dĩ là một linh kiện mà từ đó tới giờ chẳng ai buồn quan tâm hay đả động đến làm gì cho đến khi Microsoft tuyên bố máy tính của bạn có update được lên Win 11 hay không là nhờ vào TPM.
TPM là tên viết tắt của Trusted Platform Module, là một linh kiện không bắt buộc trên phần cứng máy tính của bạn. Tuy nhiên thì nó có thể được tích hợp trên bo mạch chỉ hoặc trực tiếp trên một số mẫu CPU đời mới.
TPM có nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến bảo mật của máy cụ thể là mã hóa các dữ liệu trên ổ cứng . Ví dụ như một ổ đĩa đã được mã hóa thì ngay khi bạn nhấn vào nút nguồn để khởi động thì TPM sẽ chạy và xác nhận tính toàn vẹn của window để đảm bảo nó bị chạy đoạn mã độc nào sau đó nó sẽ cung cấp một mã khóa duy nhất để mở khóa cho máy tính, và sau đó máy tính hoạt động như bình thường.
Ngay cả dữ liệu khuôn mặt hay vân tay để mở máy bằng tính năng Windows Hello cũng đang được lưu trữ trong TPM chứ không phải trên máy chủ internet của mICROSOFT vì thế mà độ bảo mật của nó rất cao.
Ở phía nhà Apple có chip T2 có trong nhiều máy tính Mac mấy năm gần đây cũng chính là chip TPM để mã hóa ổ đĩa và bảo mật.
Chỉ sau một đêm TPM đã được săn lùng một cách ráo riết. Theo thông tin mà hãng Microsoft công bố ban đầu thì một chiếc PC cần chip TPM 1.2 trở lên là đủ điều kiện để nâng cấp lên Windows 11.
Thế nhưng ngay sau đó họ đã chính chính lại thông tin này và cho biết rằng Windows 11 yêu cầu máy tính phải có TPM từ 2.0. Nhìn qua qua thì chỉ thấy danh sách các CPU được hỗ trợ có con chip Intel 8 trở lên hoặc AMD Ryzen 2000 thì mới có thể cài đặt Windows 11.
Chính vì vậy mà lượng người dùng quan tâm tới TPM tăng lên đột biến trong vài ngày qua. Bất chấp hơn cả là những kẻ nhanh tay đã “ôm hàng” để mua hàng loạt các chip TPM nhằm bán ra với giá cao hơn để kiếm lời.
Vốn bị hắt hủi chẳng ai quan tâm và có giá chỉ từ 10 đến 15 USD thì bỗng chốc được đẩy lên với giá cao gấp khoảng 10 lần với giá 175 USD và hiện đang bán ở trên … eBay.
Bạn cũng đừng vội vui mừng vì ngỡ có cơ hội làm giàu ngay lúc này vì việc tìm được con chip TPM là việc không hề đơn giản. Chính vì ngày trước nó chẳng được ai quan tâm nên nó cũng chỉ được sản xuất với số lượng cực kỳ có hạn.
Chính vì vậy mà nguồn cung của chip TPM vốn đã khan hiếm, nay càng trở nên khan hiếm hơn sau sự kiện ra mắt của Windows 11.
Hiện nay trên các trang thương mại điện tử, gõ từ khóa TPM thì hầu hết bạn đều nhận được lại hai chữ “hết hàng” do chính những người sẵn sàng đầu tư ôm trọn mối hàng lớn vì nhìn thấy nhu cầu của người dùng sẽ tăng cao trong thời gian tới.
Bạn cũng không nên quá lo lắng và đi tìm mua ngay TPM để làm gì vì phiên bản chính thức của Windows 11 cuối năm nay mới được ra mắt. Hơn nữa trên phiên bản Windows 11 bị rò rỉ trước đó, người dùng đã tìm ra cách chỉnh sửa bộ cài để có thể bỏ qua yêu cầu phần cứng, giúp cho mọi PC có thể nâng cấp lên Windows 11 mà không cần đến chip TPM.
Nếu bạn cần mua những dòng surface như, Surface Book, surface laptop, surface pro, surface go cùng với những chiếc laptop khác như Dell, Dell Xps, Dell Xps 2021… Để sử dụng phục vụ cho nhu cầu học tập và làm việc có thể đến ngay lapcity – Hệ thống bản lẻ laptop uy tín để được tư vấn kĩ và trải nghiệm những sản phẩm có sẵn tại cửa hàng.
Bình luận và nhận xét về bài viết Windows 11 hô biến linh kiện TPM đắt giá hơn bao giờ hết